4M trong sản xuất là gì và các phương pháp cải tiến
05-09-2024 9.639
4M gồm bốn yếu tố cơ bản: Man (Con người), Methods (Phương pháp), Machines (Máy móc) và Materials (Nguyên vật liệu). Việc hiểu rõ về từng yếu tố sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn.
4M trong sản xuất là gì?
Khái niệm 4M là gì? 4M trong sản xuất không chỉ đơn thuần là danh sách các yếu tố cần thiết mà còn là cách nhìn nhận tổng thể về quy trình sản xuất. Khi nghiên cứu sâu về mỗi yếu tố trong 4M, ta sẽ thấy rằng chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Sự thành công của bất kỳ quy trình sản xuất nào đều bắt đầu từ con người – nhân lực, khả năng vận hành, sáng tạo và kiểm soát chất lượng. Tiếp theo là các phương pháp được áp dụng để tổ chức và quản lý quy trình. Máy móc hiện đại hỗ trợ tăng năng suất lao động, và nguyên vật liệu chất lượng đảm bảo cho sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
Mỗi yếu tố trong 4M không chỉ tồn tại độc lập mà còn tạo nên một hệ thống liên kết chặt chẽ. Sự không đồng bộ hoặc thiếu sót ở bất kỳ yếu tố nào cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất tổng thể. Vì vậy, việc cải tiến không chỉ cần tập trung vào một yếu tố nào đó mà cần phải xem xét và cải thiện đồng bộ tất cả các yếu tố này.
Nguyên tắc 4M trong sản xuất là gì?
Man: Con người
Con người là yếu tố then chốt trong mọi quy trình sản xuất. Họ không chỉ là người thực hiện các thao tác mà còn là người giám sát, kiểm tra chất lượng và phát triển sản phẩm.
Yếu tố con người không chỉ đơn thuần là số lượng lao động mà còn bao gồm trình độ chuyên môn, thái độ làm việc, khả năng giao tiếp và tinh thần đồng đội. Một đội ngũ nhân viên có kỹ năng cao, đầy nhiệt huyết sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp. Man (Con người) bao gồm tất cả các thành viên từ công nhân vận hành đến những người lãnh đạo cấp cao nhất
Methods: Công nghệ và phương thức quản trị
Methods bao gồm công nghệ, kỹ thuật quản lý, phương pháp sản xuất, điều hành, chiến lược để duy trì và phát huy hiệu quả của quy trình sản xuất. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, đồng thời quyết định các yếu tố cạnh tranh như chất lượng, giá cả, thời hạn sử dụng,...của sản phẩm.
Machines: Máy móc
Machines là máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. Chúng là những công cụ hỗ trợ quan trọng trong quy trình sản xuất, đóng vai trò gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm trong bất kỳ nhà máy, xí nghiệp và phân xưởng nào. Công nghệ hiện đại của máy móc, thiết bị và quy trình tối ưu hóa của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất tự động, hàng loạt.
Materials: Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là thành phần cấu thành của sản phẩm cuối cùng. Chất lượng và nguồn gốc nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.. Do đó, để có sự đồng nhất trong sản phẩm, doanh nghiệp nên sử dụng nguyên vật liệu được cung cấp tại các nhà cung ứng uy tín được chọn lọc kỹ càng.
Trong 4 yếu tố trên, yếu tố con người được xem là quan trọng nhất. Ngoài ra, chất lượng trong sản xuất sản phẩm còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như đo lường (Measure), thông tin (Information), môi trường (Environment),…
Phương pháp 4M trong sản xuất?
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, việc cải thiện đồng bộ 4 yếu tố Man, Methods, Machines, Materials là điều cần thiết. Các phương pháp cải tiến, thay đổi 4m giúp tối ưu hóa quy trình mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phương pháp cải thiện yếu tố Man
Đào tạo và phát triển nhân viên là một trong những cách hiệu quả nhất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cần chú trọng vào việc:
-
Nâng cao kỹ năng, trình độ: Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân viên sẽ giúp họ nắm bắt được công nghệ mới và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
-
Phân công công việc phù hợp với năng lực của từng nhân viên, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của từng người để phân bổ cho hợp lý.
-
Xây dựng động lực làm việc: Thiết lập các chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo cơ hội thăng tiến sẽ giúp nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với công ty, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
-
Cải thiện môi trường làm việc: Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thân thiện và thoải mái sẽ giúp nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình.
Phương pháp cải thiện yếu tố Methods
Việc áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới vào quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cụ thể như sau:
-
Áp dụng công nghệ mới: Sử dụng công nghệ tự động hóa, robot, IoT và AI để tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí sản xuất. Hoạch định chiến lược chi tiết để có hành động cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra.
-
Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Áp dụng các phương pháp quản lý như Lean Manufacturing và Six Sigma để loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình.
-
Học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác: Tham quan, học hỏi từ các doanh nghiệp có kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất một cách hiệu quả.
-
Ứng dụng các phần mềm vào quản trị: Việc ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP sẽ hỗ trợ người lãnh đạo trong việc hoạch định và điều hành toàn bộ nguồn lực chung như nhân sự, tài chính, hàng hóa của doanh nghiệp.
Phương pháp cải thiện yếu tố Machines
Để nâng cao hiệu quả của máy móc trong sản xuất, doanh nghiệp cần chú ý đến:
-
Đầu tư máy móc hiện đại: Sử dụng máy móc có công nghệ tiên tiến để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
-
Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện bảo trì định kỳ, sửa chữa kịp thời để giữ máy móc luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
-
Theo dõi và phân tích dữ liệu: Sử dụng phần mềm theo dõi hoạt động của máy móc và phân tích dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát và đưa ra các biện pháp cải tiến phù hợp.
-
Ứng dụng công nghệ phần mềm quản lý sản xuất như hệ thống MES, hệ thống CRM giúp doanh nghiệp theo dõi trạng thái hoạt động của máy móc, thiết bị và chủ động lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ cũng như cảnh báo sự cố, bất thường xảy ra.
Phương pháp cải thiện yếu tố Materials
Cuối cùng, việc quản lý nguyên vật liệu cũng rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất:
-
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Chọn những nhà cung cấp có uy tín để đảm bảo chất lượng và sự ổn định nguồn cung.
-
Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu: Trước khi sử dụng nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sản xuất.
-
Bảo quản nguyên vật liệu đúng kỹ thuật: Áp dụng các biện pháp bảo quản nguyên vật liệu để tránh hỏng hóc và giữ gìn chất lượng.
Việc cải thiện quy tắc 4m gồm yếu tố Man, Methods, Machines, Materials là một quá trình liên tục, yêu cầu sự cam kết và nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các phương pháp cải thiện phù hợp, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững.
4M kết hợp với IOT và Hệ thống MES
Để tối ưu quy tắc quản lý 4M trong sản xuất, Intech giới thiệu khách hàng phương pháp kết hợp hệ thống phần mềm Mes, tích hợp IOT vào quản lý 4M, được đánh giá đây là một công cụ mạnh mẽ và đột phá.
Tìm hiểu Mes: Phần mềm được cung cấp bởi các tính năng và quy trình lập kế hoạch hiệu quả cho hoạt động của nhà máy nhằm theo dõi tiến độ sản xuất theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp hiểu và điều chỉnh mọi hoạt động của nhà máy sản xuất.
Tìm hiểu: Hệ thống Mes tích hợp IOT bạn có tất cả các công cụ cần thiết để quản lý hoạt động một cách thông minh. Hệ thống giúp bạn cải thiện quy trình sản xuất, cung cấp dữ liệu chi tiết, theo dõi, quản lý tình trạng sản phẩm, kiểm soát lỗi,...Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tối ưu hoạt động sản xuất dựa trên dữ liệu thời gian thực, tăng khả năng cạnh tranh trong ngành sản xuất.
Việc sử dụng phần mềm có kết nối iot giúp doanh nghiệp giám sát theo dõi hiệu suất làm việc nhân sự, trạng thái hoạt động của máy móc, chuỗi cung ứng, giám sát mức tồn kho nguyên vật liệu theo thời gian thực, từ đó giúp tránh tình trạng sự cố xẩy ra.
Kết nối IoT: IoT cung cấp dữ liệu từ các bước quy trình sản xuất, giúp tối ưu hóa quy trình thông qua phân tích dữ liệu và điều chỉnh theo thời gian thực. Còn hệ thống MES quản lý các phương pháp sản xuất đã được thiết lập, tự động hóa quá trình theo dõi và điều chỉnh các phương pháp để phù hợp với thay đổi trong quy trình sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu suất. Dữ liệu từ IoT và MES cung cấp nền tảng dữ liệu mạnh mẽ để đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời.
Sự kết hợp giữa 4M, IoT và MES là một bước quan trọng trong việc chuyển đổi nhà máy thông minh và công nghiệp 4.0.
>> Tham khảo công nghệ IOT trong nhà máy thông minh tại mục: Nhà máy thông minh
Điều gì sẻ xẩy ra nếu doanh nghiệp không quản lý tốt 4M?
4M là một mô hình quản lý quan trọng trong doanh nghiệp, gồm Man (Nhân lực), Machine (Máy móc), Material (Nguyên vật liệu), và Method (Phương pháp). Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt 4 yếu tố này, sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
Giảm hiệu suất làm việc, tăng tỷ lệ nghỉ việc, môi trường làm việc xấu,...Việc nhân viên không được đào tạo tốt hoặc không có đủ động lực sẽ làm việc không hiệu quả, gây nên chán nản, nghỉ việc cao. Doanh nghiệp thiếu quan tâm - xây dựng mối quan hệ lao động hoặc văn hóa doanh nghiệp có thể khiến môi trường làm việc trở nên tiêu cực.
Không quan lý tốt máy móc thì tăng chi phí bảo trì và sửa chữa, nếu không bảo trì máy móc đúng cách, sẽ dẫn đến hỏng hóc và giảm tuổi thọ của thiết bị, gây ra chi phí sửa chữa cao. Khi máy móc xảy ra hư hỏng dẫn đến giảm năng suất sản xuất, giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm. Nghiêm trọng hơn, lãng phí tài nguyên dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu hoặc năng lượng.
Quản lý kém nguồn cung nguyên vật liệu có thể dẫn đến việc thiếu hụt, gây đình trệ sản xuất, dẫn đến không tối ưu hóa trong việc sử dụng nguyên liệu có thể gây lãng phí hoặc làm tăng chi phí sản xuất. Ngoài ra việc điều phối nguyên liệu lỗi không đạt tiêu chuẩn, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Nếu không áp dụng phương pháp quản lý và sản xuất hiện đại, quy trình làm việc có thể trở nên rườm rà, phức tạp và không hiệu quả. Phương pháp sản xuất lỗi thời hoặc không tối ưu hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ tin cậy và yếu tố cạnh tranh của sản phẩm
Việc quản lý kém 4M sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, chi phí, chất lượng sản phẩm và môi trường làm việc, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Qua bài viết này, hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc hình dung cơ bản về khái niệm 4M và cách thức cải thiện 4M trong sản xuất. Để được tư vấn phương pháp cải thiện hiệu quả quản lý, vui lòng liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi theo hotline: 0983 113 387 - 0966 966 032 để được hỗ trợ ngay hôm nay.
Cách giảm tối đa sản phẩm lỗi trong sản xuất