IoT là gì? Ứng dụng của Iot vào sản xuất công nghiệp
25-06-2020 10.152
IoT là hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp.
Mục lục
IoT là viết tắt của internet of things là mạng lưới vạn vật kết nối internet. Trong đó, các thiết bị kết nối, thiết bị thông minh,... được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành nhằm mục đích thu thập và truyền tải dữ liệu. Tất nhiên, khả năng kết nối mạng máy tính và internet là điều cần thiết mà các thiết bị này cần phải có.
Theo IoT-GST: "IoT là hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp."
Một mạng lưới IoT có thể chứa đến 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng.
Tương lai của IoT có thể là một mạng lưới các thực thể thông minh có khả năng tự tổ chức và hoạt động riêng lẻ tùy theo tình huống, môi trường, đồng thời chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, dữ liệu.
Sản xuất bao gồm nhiều thành phần cấu thành như: máy móc, con người, đối tác, hệ thông thông tin,... qua quá trình biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh và cuối cùng là vận chuyển và tạo thành chuỗi cung ứng.
Vì thế, các doanh nghiệp hiện nay đều coi IoT là chìa khóa thành công của nền công nghiệp 4.0. Bởi vì các chủ doanh nghiệp đều hiểu được rằng thành công trong sản xuất không nằm ở hàng hóa và sản phẩm mà nằm ở các hệ thống vật lý không gian mạng, mô hình kinh tế dịch vụ và cơ hội thông tin.
Nhiều bằng chứng và dự đoán đã cho thấy việc ứng dụng IoT trong sản xuất là xu hướng tất yếu:
Tuy khái niệm IoT khá phức tạp nhưng khi ứng dụng lại mang đến hiệu quả rất tuyệt vời. Vậy những lĩnh vực ngành nghề nào có thể ứng dụng được IoT?
Amazon: Tái tạo kho hàng
Các kho chứa của Amazon sử dụng đội quân robot Kiva được kết nối Wi-Fi. Robot có thể định vị các kệ sản phẩm và mang chúng đến công nhân thay vì đưa nhân viên lên kệ để săn lùng sản phẩm.
Boeing: Sử dụng IoT để thúc đẩy hiệu quả sản xuất
Boeing và công ty con Tapestry Solutions đã triển khai mạnh mẽ công nghệ IoT để tăng hiệu quả trên khắp các nhà máy và chuỗi cung ứng. Công ty cũng đang tăng dần khối lượng cảm biến được kết nối được nhúng vào các mặt phẳng của nó.
Magna Steyr: Sản xuất ô tô thông minh
Nhờ IoT, Magna Steyr có thể theo dõi chính xác các tài sản từ công cụ đến phụ tùng xe, tự động yêu cầu bổ sung khi cần thiết.
Intech - Đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng IoT vào giải pháp nhà máy thông minh giúp các doanh nghiệp tối ưu năng suất và chi phí sản xuất. Chúng tôi đã triển khai rất nhiều dự án lớn nhỏ ở cả trong và ngoài nước. Vui lòng liên hệ Hotline: 02466 806 795 để được tư vấn thêm về giải pháp và cách triển khai nhà máy thông minh.
Xem thêm:
Theo IoT-GST: "IoT là hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp."
Tìm hiểu về IoT
Lịch sử
- Năm 1982, ý tưởng về một mạng lưới các thiết bị thông minh đã được thảo luận.
- Năm 1991, Mark Weiser mô tả về điện toán phổ quát và báo cáo về tầm nhìn của IoT từ các viện khoa học UbiComp và PerCom.
- Năm 1994, Reza Raji mô tả khái niệm IoT trên tờ IEEE Spectrum là "các gói dữ liệu nhỏ chuyển sang tập hợp các nút mạng lớn, để tích hợp và tự động hóa mọi thứ từ các thiết bị gia dụng với cả một nhà máy sản xuất".
- Từ năm 1993 và 1996 một số công ty đề xuất giải pháp như at Work của Microsoft hay NEST của Novell.
- Năm 1999, Kevin Ashton đã đưa ra cụm từ Internet of Things nhằm để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết cũng như sự tồn tại của chúng.
- Đến năm 2016, Internet Vạn Vật khẳng định được bước tiến của mình nhờ sự hội tụ của nhiều công nghệ, bao gồm truyền tải vô tuyến hiện diện dầy đặc, phân tích dữ liệu thời gian thực, học máy, cảm biến hàng hóa, và hệ thống nhúng.
Tiềm năng
Một mạng lưới IoT có thể chứa đến 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng.
Tương lai của IoT có thể là một mạng lưới các thực thể thông minh có khả năng tự tổ chức và hoạt động riêng lẻ tùy theo tình huống, môi trường, đồng thời chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, dữ liệu.
Vì sao nên ứng dụng IoT vào sản xuất?
Sản xuất bao gồm nhiều thành phần cấu thành như: máy móc, con người, đối tác, hệ thông thông tin,... qua quá trình biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh và cuối cùng là vận chuyển và tạo thành chuỗi cung ứng.
Vì thế, các doanh nghiệp hiện nay đều coi IoT là chìa khóa thành công của nền công nghiệp 4.0. Bởi vì các chủ doanh nghiệp đều hiểu được rằng thành công trong sản xuất không nằm ở hàng hóa và sản phẩm mà nằm ở các hệ thống vật lý không gian mạng, mô hình kinh tế dịch vụ và cơ hội thông tin.
Nhiều bằng chứng và dự đoán đã cho thấy việc ứng dụng IoT trong sản xuất là xu hướng tất yếu:
- Năm 2019, theo dự kiến của IDC, toàn cầu sẽ chi 1.300 tỷ đô la Mỹ cho IoT.
- Năm 2020, theo dự đoán của Gartner thì giá trị gia tăng do IoT mang lại sẽ là 1.900 tỷ đô la Mỹ.
- Theo báo cáo Ericsson Mobility Report, tới năm 2021, dự kiến sẽ có 28 tỉ thiết bị kết nối trong đó có 15 tỷ thiết bị kết nối IoT bao gồm thiết bị M2M như đồng hồ đo thông minh, cảm biến trên đường, địa điểm bán lẻ, các thiết bị điện tử tiêu dùng như ti vi, đầu DVR, thiết bị đeo. 13 tỷ còn lại là điện thoại di động, máy tính xách tay PC, máy tính bảng.
- Theo McKinsey, tới năm 2025 IoT sẽ đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu là 11.000 tỷ đô la Mỹ.
Các lĩnh vực ứng dụng giải pháp IoT
Tuy khái niệm IoT khá phức tạp nhưng khi ứng dụng lại mang đến hiệu quả rất tuyệt vời. Vậy những lĩnh vực ngành nghề nào có thể ứng dụng được IoT?
- Hoạt động sản xuất: Tất nhiên rồi - đây là hoạt động phải kể đến đầu tiên.
- Quản lý và bảo trì hệ thống sản xuất
- Một số lĩnh vực dịch vụ như: Marketing, sale,.. kết nối với bộ phận sản xuất
- Nhà thông minh
- Quản lý các thiết bị cá nhân: thiết bị đeo tay để đo nhịp tim huyết áp
- Quản lý môi trường:
- Xử lý trong các tình huống khẩn cấp
- Quản lý giao thông
- Lĩnh vực mua sắm thông minh
- Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày: như máy pha coffee, bình nóng lạnh
- Tự động hóa: các công xưởng sản xuất xe hơi đã áp dụng công nghệ IoT để cắt giảm hầu hết các công nhân, thay vào đó là các bộ máy tích hợp trí thông minh nhân tạo cho năng suất tăng gấp nhiều lần và độ chính xác cao hơn.
- Các lĩnh vực khác như: An toàn, bảo mật, bảo vệ công nhân, đảm bảo năng suất lao động và nhiều mối liên kết giữa sản xuất theo nghĩa chặt chẽ nhất với các dịch vụ/hoạt động/ngành được kết nối như vận tải, quản lý nhà cung cấp,…. đều có sự góp phần của các giải pháp sản xuất liên quan đến IoT.
- Ngoài ra, IoT còn giúp quản lý chất lượng không khí thông minh, đo lường tác động môi trường thông minh, kiểm soát truy cập (an ninh), đo lường thông minh về sự hiện diện/mức độ của chất độc và các vật liệu nguy hiểm trong nhà máy (tùy thuộc vào loại hình hoạt động), bảo vệ tài sản, quản lý cơ sở, đo lường rủi ro,….
Các ví dụ về ứng dụng iot vào sản xuất thông minh
Amazon: Tái tạo kho hàng
Các kho chứa của Amazon sử dụng đội quân robot Kiva được kết nối Wi-Fi. Robot có thể định vị các kệ sản phẩm và mang chúng đến công nhân thay vì đưa nhân viên lên kệ để săn lùng sản phẩm.
Boeing: Sử dụng IoT để thúc đẩy hiệu quả sản xuất
Boeing và công ty con Tapestry Solutions đã triển khai mạnh mẽ công nghệ IoT để tăng hiệu quả trên khắp các nhà máy và chuỗi cung ứng. Công ty cũng đang tăng dần khối lượng cảm biến được kết nối được nhúng vào các mặt phẳng của nó.
Magna Steyr: Sản xuất ô tô thông minh
Nhờ IoT, Magna Steyr có thể theo dõi chính xác các tài sản từ công cụ đến phụ tùng xe, tự động yêu cầu bổ sung khi cần thiết.
Intech - Đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng IoT vào giải pháp nhà máy thông minh giúp các doanh nghiệp tối ưu năng suất và chi phí sản xuất. Chúng tôi đã triển khai rất nhiều dự án lớn nhỏ ở cả trong và ngoài nước. Vui lòng liên hệ Hotline: 02466 806 795 để được tư vấn thêm về giải pháp và cách triển khai nhà máy thông minh.
Xem thêm:
- Lợi ích của việc ứng dụng IoT cho ngành dược phẩm
- Doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề bảo mật khi ứng dụng IOT
- Giải pháp điện mặt trời giúp giảm hóa đơn tiền điện trong hoạt động sản xuất