Intech Group Chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất

Chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất

Trong quá trình chuyển mình từ phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất tự động hóa với Nhà Máy Thông Minh thì các các chủ doanh nghiệp hầu hết đề đồng ý với quan điểm: Chuyển đối số chính là chìa khóa mở đầu cho việc triển khai Nhà Máy Thông Minh.

Chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất

Trong quá trình chuyển mình từ phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất tự động hóa với Nhà Máy Thông Minh thì các các chủ doanh nghiệp hầu hết đề đồng ý với quan điểm: Chuyển đối số chính là chìa khóa mở đầu cho việc triển khai Nhà Máy Thông Minh. Số hóa chính là bước đệm trong việc triển khai nhà máy thông minh. Việc số hóa dữ liệu giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối trong việc quản lý và vận hành. 

Vậy chuyển đổi số là gì và các bước thực hiện như thế nào?
 

1. Hạ tầng số

ha-tang-so
 

Doanh nghiệp cần trả lời được hai câu hỏi: Quy mô của hệ thống thế nào và nhu cầu số hóa của doanh nghiệp ra sao? Từ đó mới có kế hoạch để chuẩn bị cơ sở hạ tầng số. 

Có hai lựa chọn về lưu trữ cho doanh nghiệp đó là dịch vụ đám mây tập trung hoặc server vật lý. Sau đó sẽ đầu tư máy móc điện tử, cơ sở dữ liệu, công nghệ, xây dựng quy trình, cách vận hành.

Cùng với đó, việc chuyển đổi về mặt con người cũng vô cùng cần thiết để phụ vụ cho chuyển đổi số. Tất cả nhưng bộ phận như: Công nghệ thông tin, vận hành sản xuất và tư vấn pháp lý đều cần phải được xây dựng và đào tạo một cách bài bản.

Trong quá trình chuẩn bị triển khai nhà máy thông minh doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn rất nhiều cho nhân lực và vật lực. Vì thế việc nhẫn lại là điều cần thiết trong quá trình triển khai.
 

2. Số hoá tư liệu sản xuất


Sau khi xây dựng xong hạ tầng số phục vụ cho triển khai nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần tiến hành các hình thức kết nối phù hợp. Việc ứng dụng công nghệ IoT giúp doanh nghiệp kết nối tất cả máy móc thiết bị trong nhà máy vào một mạng Internet nội bộ. Ngoài ra, việc đánh giá xem thiết các thiết bị hiện tại còn phù hợp để kết nối không cũng rất quan trọng.

Toàn bộ các thông tin, dữ liệu thu thập được từ các thiết bị cảm biến, đo đạc sẽ được xử lý và chuyển tới hệ thống phân tích dữ liệu trung tâm.

 

3. Số hoá hệ thống quản trị


Việc số hóa hệ thống thông tin quản trị cơ bản nhất là số hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ. Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên kết các dữ liệu thu được để có cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp. 

Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần phải tích hợp thêm hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và hệ thống điều hành sản xuất (MES).
 
  • Hệ thống MES hầu như tập trung hoàn toàn vào khía cạnh sản xuất.
  • ERP hỗ trợ quản lý tài nguyên trên toàn bộ doanh nghiệp. Giúp liên kết các sự kiện của khu vực sản xuất với các sự kiện kinh doanh, bán hàng, mua hàng, bảo trì máy móc thiết bị và tài chính kế toán.
 
he-thong-mes-va-erp

Trong mô hình nhà máy thông minh, dữ liệu từ IoT cùng các hệ thống phần mềm kể trên bổ trợ cho nhau, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát nhất về toàn bộ quá trình sản xuất, hoạt động và quản lý từ đó đưa ra các quyết định chính xác nhất liên quan đến hoạt động sản xuất.

Việc triển khai nhà máy thông minh như thế nào phụ thuộc vào tình hình thực tế và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc số hóa toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp là điều cần thiết. 

Dữ liệu từ IoT cùng các hệ thống phần mềm tích hợp hỗ trợ cho nhau, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhất về các hoạt động sản xuất và quản lý. Từ đó đưa ra các quyết định, chiến lược tối ưu cho hoạt động sản xuất.