Intech Group

Ngành Điện - Điện Tử

Dây chuyền tự động hóa ngành Điện - Điện tử là một trong những dự án công nghiệp liên quan đến việc tự động hóa các quy trình sản xuất và vận hành trong lĩnh vực điện và điện tử mũi nhọn từ nhà cung cấp Intech Group
Ngành Điện - Điện Tử
Trong những năm gần đây, ngành điện - điện tử đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ nhờ vào việc ứng dụng công nghệ tự động hóa. Theo con số thống kê, ở Việt Nam lĩnh vực điện tử đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế với 17.8% tỷ trọng ngành công nghiệp. Công nghệ tự động hóa không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong ngành điện - điện tử.

Dây chuyền tự động hóa trong lĩnh vực điện - điện tử là gì?

Tự động hóa trong lĩnh vực điện - điện tử là quá trình áp dụng công nghệ tự động hóa vào các quy trình sản xuất từ khi bắt đầu đến khi hoàn thiện sản phẩm như: nhập nguyên vật liệu, kiểm tra, đóng gói, lắp ráp và vận chuyển sản phẩm,.... Các hệ thống tự động hóa thường sử dụng robot công nghiệp, máy móc hiện đại, phần mềm và các hệ thống điều khiển thông minh nhằm thay thế hoặc hỗ trợ con người trong việc thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, phức tạp hoặc nguy hiểm.

Sản phẩm chủ yếu của lĩnh vực điện - điện tử là sản phẩm điện tử, thiết bị ngoại vim, máy vi tính,  thiết bị quang học và các linh kiện khác.

Tại sao các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần tự động hóa?

Việc tự động hóa trong ngành điện - điện tử không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một yếu tố sống còn để tồn tại và phát triển. Nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng đã nhận thức rõ những lợi ích mà tự động hóa đem lại và bắt đầu đầu tư vào công nghệ này.

Các doanh nghiệp cần phải kết hợp với nhau, đồng thời tăng cường năng lực sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh theo chuỗi khép kín. Chúng ta không chỉ sản xuất và xuất khẩu linh kiện điện tử đơn lẻ mà cần tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Có như vậy, giá trị của sản phẩm mới mang đến những giá trị gia tăng cho khách hàng.

Tự động hóa trong ngành điện - điện tử mang đến những lợi ích vượt trội như:

  • Nâng cao hiệu quả sản xuất: Tự động hóa giúp giảm thời gian sản xuất, tối ưu hóa quy trình và nâng cao năng suất lao động. Với sự trợ giúp của các hệ thống tự động hóa, các doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình sản xuất một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

  • Giảm chi phí sản xuất: Nhờ vào việc giảm bớt nhân công trong sản xuất và kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm thiểu lãng phí và hạ thấp chi phí bảo trì.

  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Các hệ thống tự động hóa không chỉ giảm thiểu lỗi sản xuất mà còn giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ. Điều này đảm bảo rằng mọi sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất trước khi được đưa ra thị trường.

  • Cải thiện khả năng cạnh tranh:. Bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý, doanh nghiệp có thể giành được lợi thế trên thị trường và thu hút khách hàng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.

Lúc nào doanh nghiệp tự động hóa? Quy mô doanh nghiệp như nào thì cần áp dụng?

Trong quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030 đạt 19 – 21%/năm. Mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp cốt lõi, chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.

Chính vì vậy, để vượt qua thách thức, đón đầu cơ hội, các doanh nghiệp cần tự động hóa dây chuyền sản xuất ngay bây giờ. Tuy nhiên việc áp dụng tự động hóa như thế nào cũng cần xem xét và cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Quy mô doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, tự động hóa có thể chỉ nên áp dụng cho những quy trình đơn giản như kiểm tra và đóng gói. Doanh nghiệp quy mô vừa có thể xem xét tự động hóa cho các quy trình phức tạp hơn như lắp ráp và hàn. Trong khi đó, các doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất.

  • Nhu cầu thị trường: Nếu nhu cầu sản phẩm ổn định, việc tự động hóa chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhu cầu sản phẩm luôn thay đổi, doanh nghiệp cần có khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường bằng cách áp dụng các giải pháp tự động hóa phù hợp.

  • Khả năng tài chính: Chi phí đầu tư ban đầu cho việc tự động hóa có thể rất cao, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc khả năng tài chính của mình. Thời gian hoàn vốn và lợi ích thu về từ việc tự động hóa cũng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Chi phí triển khai tự động hóa một nhà máy?

Chi phí triển khai tự động hóa một nhà máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô nhà máy, loại công nghệ tự động hóa, mức độ phức tạp của quy trình sản xuất và dịch vụ hỗ trợ. Chi phí triển khai tự động hóa thường bao gồm các chi phí sau:

  • Chi phí đầu tư thiết bị: Một trong những khoản chi phí lớn nhất khi triển khai tự động hóa chính là chi phí đầu tư thiết bị, bao gồm chi phí mua sắm robot, máy móc tự động, hệ thống điều khiển và phần mềm.

  • Chi phí thiết kế và thi công: Chi phí thiết kế và thi công cũng rất đáng kể. Nó bao gồm chi phí cho các hoạt động như thiết kế, lắp đặt, đấu nối và lập trình hệ thống tự động hóa.

  • Chi phí vận hành: doanh nghiệp cũng cần xem xét chi phí vận hành hệ thống tự động hóa, bao gồm chi phí năng lượng, bảo trì, bảo dưỡng và nhân công vận hành hệ thống.

  • Chi phí phát sinh trong quá trình triển khai: Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, ước tính chi phí triển khai tự động hóa có thể dao động từ vài trăm triệu đến hàng trăm tỷ đồng. Doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể đầu tư từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp quy mô lớn có thể cần đến hàng trăm tỷ đồng.

Có bao nhiêu dây chuyền tự động hóa triển khai tới nay?

Số lượng dự án tự động hóa được triển khai tại Việt Nam trong ngành điện - điện tử ngày càng tăng. Theo thống kê, hàng trăm dự án tự động hóa đã được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên chưa có báo cáo chính thức về con số cụ thể.

Hầu hết các nhà máy đều đã triển khai tự động trong sản xuất nhưng thường ở quy mô nhỏ và dạng bán tự động. Các doanh nghiệp lớn như Samsung, LG, Vinfast, Viettel hiện đang dẫn đầu về tự động hóa trong sản xuất, sản phẩm của họ luôn đáp ứng chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý khi tới tay người tiêu dùng.

Đơn vị cung cấp dây chuyền tự động hóa cho ngành này?

Intech Group tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa, dây chuyền tự động hóa và dây chuyền máy đóng gói theo yêu cầu của khách hàng. Intech Group không chỉ cung cấp sản phẩm mà chúng tôi còn cung cấp giải pháp tổng thể mang tính toàn diện đồng hành cùng khách hàng, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tăng năng suất, chất lượng, cam kết hoàn vốn trong 3-5 năm.

Intech Group với những lợi thế dẫn đầu thị trường phải kể đến:

  • Hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa, từng thực hiện nhiều dự án lớn nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước và FDI, chúng tôi hiểu rõ các yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết để triển khai tự động hóa một cách hiệu quả nhất.

  • Intech Group luôn nghiên cứu và phát triển các giải pháp tự động hóa tiên tiến, hiện đại nhất, phù hợp với nhu cầu và đặc thù của từng doanh nghiệp.

  • Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp, cam kết hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong suốt quá trình triển khai và vận hành hệ thống tự động hóa.

  • Intech Group có thương hiệu và uy tín trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và giải pháp cung cấp.

Kết luận

Tự động hóa đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu trong ngành điện - điện tử. Nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ tự động hóa, các doanh nghiệp không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn gia tăng lợi nhuận. Việc đầu tư vào tự động hóa không chỉ giúp cải thiện quy trình sản xuất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả nhân viên và khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp cần nghiêm túc xem xét việc áp dụng tự động hóa để không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Dự án Ngành Điện - Điện Tử