NHÀ KHO THÔNG MINH LÀ GÌ?
Nhà kho thông minh (smart warehouse) hay còn được gọi là kho tự động hoặc Kho hàng thông minh. Nhà kho thông minh là đỉnh cao của tự động hóa các thành phần khác nhau của kho. Hệ thống này dùng các khung kệ chứa hàng có khả năng nâng cấp và cải tạo sức chứa lên nhiều lần một cách dễ dàng. Tương tự các giải pháp nhà thông minh, kho thông minh được kích hoạt với một số công nghệ tự động và kết nối chúng với nhau. Sự kết hợp này làm tăng năng suất công việc, giảm thiểu nhân lực tới mức tối đa.
GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP KHO THÔNG MINH CỦA INTECH 2024?
- Là hệ thống nhà kho lý tưởng cho việc lưu giữ và luân chuyển hàng hóa hiện nay, nó dùng các Robotis, băng tải con lăn,…để di chuyển hàng hóa, phần mềm để điều khiển cả hệ thống kho và lưu trữ thông tin.
- Việc xuất – nhập hàng hóa thật đơn giản chỉ bằng một câu lệnh, mọi thứ được lưu trữ và ghi nhớ tự động, quản lý nhất nhập và tồn kho theo thời gian thực một cách chính xác và linh hoạt.
- Đặc biệt giao diện phần mềm quản lý thân thiện với người dùng, với giao diện 3D hiển thị tình trạng kho, tình trạng xuất nhập, vị trí hàng hóa trong kho,…
- Ngày nay việc sử dụng hệ thống nhà kho tự động là giải pháp cần thiết, nó nâng cao được hiệu quả kinh tế, tăng năng xuất lưu trữ của kho, giảm nhân công vận hành, an toàn trong vận hành, xuất nhập hàng nhanh và chính xác, quản lý kho khoa học và chặt chẽ,…
- Intech là chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về các hệ thống lưu trữ linh hoạt cho kho thông minh (kho thông minh công nghệ cao). Các giải pháp Pallet Flow và Carton Flow của Intech được triển khai tại các kho hàng và trung tâm phân phối trên cả nước. Năng suất cao đi kèm chi phí hoạt động thấp đó là chìa khóa cho thành công của nhà kho thông minh (Smart Warehouse);
NHỮNG ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ KHO THÔNG MINH.
Ưu điểm triển khai đầu tư:
- Cả hệ thống kho thông minh được vận hành tự động hoàn toàn một cách dễ dàng và an toàn khi hoạt động;
- Hệ thống kho có độ ổn định cao và giá thành đầu tư thấp so với cùng công suất lưu trữ với kho thường, chi phí vận hành thấp;
- Hệ thống nhà kho thông minh có thể dễ dàng thay thế, nâng cấp từng bộ phận một cách nhanh chóng không ảnh hưởng tới vận hành do đã được modul hóa và tiêu chuẩn hóa;
- Hệ thống phần mềm quản lý, điều khiển rất linh hoạt nên dễ dàng đáp ứng theo nhu cầu riêng của từng khách hàng;
- Xuất nhập kho dễ dàng, khoa học, nhân công vận hành ít nên tiết kiệm được chi phí quản lý và vận hành kho hàng tháng;
- Công xuất lưu trữ lớn trên cùng một diện tích mặt bằng (tăng từ 100% đến 300% so với kho thường);
Nhược điểm:
Công nghệ ngày càng phát triển đã mang lại nhiều lợi ích cho các hoạt động kinh doanh, trong đó có lĩnh vực kho vận. Luôn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của thị trường, doanh nghiệp đang ngày càng được chú ý và đầu tư cho hệ thống lưu trữ công nghệ cao. Với hệ thống tự động hóa và kết nối mạng hứa hẹn mang lại hiệu quả cao và tối ưu hóa quy trình vận hành. Tuy nhiên, việc đầu tư giải pháp lưu trữ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhược điểm cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
-
Vốn đầu tư ban đầu: Đây là một trong những nhược điểm chính so với nhà kho truyền thống, việc đầu tư vào nhà kho thông minh đòi hỏi lượng vốn lớn hơn nhiều. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư cho hệ thống tự động hóa như robot AGV, robot bốc xếp hàng hóa tự động trong dây chuyền tự động hóa, máy móc, hệ thống phần mềm và các thiết bị thông minh khác.
-
Thiếu khả năng thích ứng: Giải pháp kho lưu trữ công nghệ cao cũng mang lại nhược điểm khi doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống nhà kho công nghệ cao không thể thay đổi hoặc mở rộng một cách nhanh chóng theo nhu cầu thị trường. Việc đầu tư vào các thiết bị thông minh và công nghệ mới để nâng cấp hệ thống cũng sẽ gây ra chi phí lớn cho doanh nghiệp.
-
Gây trở ngại trong quá trình bảo dưỡng và bảo trì hệ thống: Với việc sử dụng các công nghệ hiện đại và phức tạp thì việc sửa chữa hệ thống cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn, tốn kém và cần có kế hoạch định kỳ thật rõ ràng.
-
Cân nhắc về lực lượng lao động: càng hiện đại thì đồng nghĩa với việc cần có nhân viên có trình độ kỹ thuật, có khả năng làm việc với các thiết bị công nghệ hiện đại, đặt ra thách thức trong việc tìm kiếm và thuê được những nhân viên có khả năng là một bài toán khó khăn cho doanh nghiệp. Việc sử dụng các thiết bị thông minh, robot công nghiệp cũng đòi hỏi sự chuyển đổi trong phương thức làm việc của lực lượng lao động. Việc này có thể gây ra những rắc rối và khó khăn cho những nhân viên không quen thuộc với công nghệ và yêu cầu thời gian để đào tạo lại.
-
Bảo mật thông tin: Với việc áp dụng công nghệ trong quá trình vận hành, bảo mật thông tin cũng trở thành một trong những vấn đề cần được quan tâm. các nguy cơ tấn công mạng và xâm nhập dữ liệu là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp e ngại khi đầu tư một hệ thống công nghệ.
-
Phụ thuộc vào hệ thống mạng và nguồn điện: Đây cũng là một trong những yếu tố có thể gây ra nhiều rủi ro và chi phí không đáng có cho doanh nghiệp. Nếu hệ thống mạng bị gián đoạn hoặc gặp sự cố, hoạt động của toàn nhà máy sẽ bị gián đoạn và ảnh hưởng đến năng suất sản xuất.
Như vậy, việc đầu tư vào nhà kho thông minh cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận những rủi ro và nhược điểm của công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, chỉ khi được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng về các yếu tố kinh tế, nhân lực và an ninh thông tin, việc đầu tư mới thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
NHỮNG LỢI ÍCH QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG NHÀ KHO THÔNG MINH.
1. Tiết kiệm chi phí đầu tư so với kho thường:
- Kết cấu lắp ghép, modul hóa, tiêu chuẩn hóa nên thi công nhanh và dễ dàng, dễ mở rộng, bảo trì hoặc thay thế linh kiện;
- Hệ số sử dụng lớn, tăng từ 100% đến 300% trên cùng diện tích mặt bằng so với kho thường;
- Giá thành đầu tư thấp và tối ưu do chúng tôi đã tập chúng nghiên cứu, kế thừa và tối ưu hóa các mẫu nhà kho hiện tại trên thế giới và tự phát triển, nội địa hóa từ phần kết cấu cơ khí đến phần mềm điều khiển, quản lý kho;
2. Tiết kiệm chi phí vận hành, tự động hóa việc xếp kho:
- Tiết kiệm năng lượng do robot được lập trình từng thao tác tối ưu và chính xác, không cần chiếu sáng khi hoạt động;
- Giảm nhân công, xe nâng chuyên dụng và bộ máy quản lý, giảm các thao tác thừa và sự cố do thao tác sai so với xe nâng thường. Loại bỏ hẳn công tác sắp xếp, dồn hàng trong kho (công tác này chiếm khoảng 50% nhân lực và thường phát sinh sai sót trong quản lý kho);
- Xuất nhập hàng chính xác, linh hoạt với tốc độ nhanh và chính xác;
- Robot di chuyển, vận chuyển trong kho, trên các đường ray của kho được chế tạo từ các thiết bị hiện đại của các hãng uy tín trên thế giới nên có tuổi cao, chi phí bảo trì thấp;
- Định lượng được chính xác thời gian nhập, xuất một lô hàng do vậy chủ động được về thời gian xuất nhập;
- Được lập trình theo dõi chính xác mức độ vận hành của các chi tiết phục vụ cho việc bảo trì, thay thế.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn cho việc bảo quản hàng hóa của các doanh nghiệp:
- Vì khu vực lưu trữ hàng hóa hoàn toàn không có người nên tránh được việc mất an toàn, thất thoát và đảm bảo vệ sinh khu vực kho;
- Ban quản lý có thể kiểm soát, điều khiển hoạt động kho hàng từ xa theo thời gian thực;
ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP NHÀ KHO THÔNG MINH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY?
- Xây dựng kho thành phẩm và nguyên liệu cho các nhà máy sàn xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm…
- Xây dựng kho phân phối, kho trung chuyển, kho ký gửi hàng hóa là cách quản lý kho thông minh trong ngành Logistics. Các kho này sẽ trang bị dây chuyền nhặt lẻ (Order picking) cho từng hệ thống ngành hàng riêng biệt . Các dây chuyền nhặt lẻ này sẽ giảm nhân công và diện tích mặt bằng, kiểm soát số liệu tồn kho theo thời gian thực trong quá trình nhặt lẻ và lưu kho;
- Xây dựng kho lạnh, kho mát trong các ngành thực phẩm đông lạnh, bảo quản rau củ quả;
CÔNG NGHỆ NHÀ KHO THÔNG MINH - CUỘC CÁCH MẠNG HÓA QUẢN LÝ KHO HÀNG HIỆN ĐẠI?
Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, các doanh nghiệp đang tìm kiếm những giải pháp đột phá quản lý kho thông minh để tối ưu hóa hoạt động, giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả. Trong số đó, công nghệ nhà kho thông minh (Smart Warehouse) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, hứa hẹn mang đến cuộc cách mạng trong quản lý kho hàng truyền thống.
Nhà kho thông minh là một hệ thống tự động hóa hoạt động trong kho hàng, sử dụng các công nghệ tiên tiến như máy móc thông minh, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT) và các phần mềm quản lý nhà kho (WMS) để tối ưu hóa quy trình lấy hàng hóa một cách tự động. Để thực hiện các nhiệm vụ đó các công nghệ kho thông minh được áp dụng dưới đây:
1 - Hệ thống quản lý kho hàng (WMS)
Hệ thống quản lý kho hàng là phần mềm cốt lõi của một nhà kho hiện đại 4.0, giúp quản lý hàng hóa, theo dõi luồng hàng hóa, tối ưu hóa không gian kho và quản lý nhân viên hiệu quả.
Các chức năng chính của hệ thống quản lý kho WMS bao gồm:
-
Quản lý hàng hóa gồm các hoạt động theo dõi thông tin mã sản phẩm, số lượng, vị trí trong kho, thời hạn sử dụng,... của hàng hóa.
-
Kiểm soát kho: Giám sát hoạt động xuất nhập kho, quản lý tồn kho, báo cáo tình trạng hàng hóa.
-
Xây dựng kế hoạch: Tạo kế hoạch nhập/xuất hàng, phân bổ kho bãi, tối ưu hóa đường đi chuyển hàng.
-
Quản lý nhân viên: Ghi nhận thông tin nhân viên, quản lý nhiệm vụ, đánh giá hiệu suất lao động.
-
Kết nối với các hệ thống khác: Tích hợp với phần mềm kế toán, quản lý bán hàng, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
Lợi ích của việc sử dụng WMS:
-
Tăng năng suất lao động: Tự động hóa các quy trình, giảm thiểu thao tác thủ công, rút ngắn thời gian xử lý hàng hóa.
-
Giảm thiểu lỗi: WMS giúp kiểm soát chính xác số lượng, vị trí hàng hóa, hạn chế sai sót trong quản lý kho.
-
Quản lý tồn kho hiệu quả: WMS giúp doanh nghiệp theo dõi số lượng hàng hóa trong kho và đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp, tránh tình trạng cạn kiện hoặc tồn chậm.
-
Tiết kiệm chi phí: Tự động hóa quy trình làm cho việc quản lý kho trở nên hiệu quả hơn, giảm thiểu sự phải thuê nhiều nhân viên để quản lý kho.
2 - Công nghệ lấy/xuất hàng trong kho
Hệ thống chọn tự động là công nghệ phổ biến ở tất cả mô hình nhà kho hiện đại, được tích hợp với WMS, hệ thống chọn tự động có thể tự động xử lý các yêu cầu đặt hàng, chọn lấy hàng và đưa ra các yêu cầu xuất kho khác.
Các tính năng của hệ thống chọn tự động bao gồm:
-
Định vị vật phẩm: Hệ thống có thể nhận diện vị trí của từng sản phẩm trong kho và liên kết với thông tin trong WMS để tìm kiếm nhanh chóng khi có yêu cầu.
-
Quản lý đơn đặt hàng: Hệ thống có thể xử lý các đơn đặt hàng từ khách hàng, đảm bảo việc lấy hàng được hoàn thành đúng tiến độ.
-
Tối ưu hóa quy trình: Hệ thống sẽ tự động tối ưu hóa đường đi chuyển hàng trong kho để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất.
-
Báo cáo hoạt động: Hệ thống có thể cung cấp các báo cáo về hoạt động lấy hàng trong kho, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả và đưa ra các cải tiến.
Nhờ sự tự động hoá và tối ưu hóa quy trình lấy hàng, hệ thống chọn tự động giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động.
3 - Xe tự hành AGV - dòng robot chở hàng trong nhà xưởng
Xe AGV là một loại xe tự hành sử dụng trong nhà kho để vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác tự động hoặc được điều khiển bởi các thiết bị như máy tính hay điện thoại thông minh.
Các tính năng của xe tự hành AGV:
-
Tự động lập trình đường đi: AGV có thể được lập trình để di chuyển theo đường đi cố định và dễ dàng thay đổi tùy theo nhu cầu.
-
Sử dụng cảm biến phát hiện và tránh vật cản: Hệ thống cảm biến của xe AGV giúp phát hiện và tránh các vật cản trong quá trình di chuyển, đảm bảo an toàn cho hàng hóa và nhân viên vận hành.
-
Xe tích hợp với hệ thống quản lý kho WMS để truyền tải thông tin về vị trí hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
-
Tiết kiệm chi phí: Sử dụng AGV thay cho lao động nhân công giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hóa.
4 - Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động (AS/RS)
Hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động (AS/RS) là một hệ thống tự động hóa quy trình lưu trữ và truy xuất hàng hóa trong kho. Nó bao gồm các công cụ như robot nâng hàng, cẩu trục, cần cẩu và máy di chuyển để thu hồi hoặc lưu trữ hàng hóa.
Các tính năng của AS/RS bao gồm:
-
Tối ưu hóa không gian bởi hàng hóa được lưu trữ theo dạng kệ cao, giúp tiết kiệm không gian kho và tối ưu hóa sử dụng diện tích.
-
Tự động hóa việc lưu trữ và truy xuất hàng hóa có thể được lưu trữ và truy xuất một cách nhanh chóng.
-
Điều khiển chuẩn xác: Hệ thống AS/RS giúp kiểm soát chính xác số lượng hàng hóa trong kho(đảm bảo không bị thiếu hoặc thừa)
-
Giảm thiểu sai sót: Sử dụng hệ thống tự động giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình lưu trữ và truy xuất hàng hóa.
5 - Triển khai IoT
Internet vạn vật (IoT) là một công nghệ ứng dụng trong nhà kho thông để kết nối các thiết bị kho bằng công nghệ hiện đại. IOT có nhiệm vụ thu thập và truyền tải thông tin về hoạt động của kho hàng, giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể và có thể đưa ra các quyết định hiệu quả.
Các ứng dụng của IoT trong nhà kho thông minh gồm:
-
Theo dõi vị trí và số lượng hàng hóa: Các cảm biến được gắn trên các pallet hoặc sản phẩm giúp doanh nghiệp theo dõi vị trí và số lượng hàng hóa trong kho.
-
Bảo trì dựa trên dữ liệu: Dữ liệu được thu thập từ các cảm biến có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của các thiết bị trong kho
-
Cảnh báo khi có sự cố hoặc khi cần phải thay đổi hoạt động trong kho.
-
Giám sát điều kiện môi trường vận hành trong nhà má từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa để bảo quản hàng hóa tốt hơn.
6 - Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một công nghệ được sử dụng để giúp máy tính tự động học hỏi và hoàn thiện các tác vụ. Trong nhà máy AI được tích hợp vào hệ thống để giúp đưa ra các quyết định thông minh và tối ưu hóa quy trình.
Các ứng dụng của AI trong nhà kho thông minh gồm:
-
Tối ưu hóa lộ trình lấy hàng hoặc xuất hàng trong nhà máy bằng việc luôn thu thập dữ liệu hàng hóa.
-
Dự báo và lên kế hoạch dựa trên các yếu tố như nhu cầu của khách hàng và tình hình thị trường.
-
Tối ưu hóa tồn kho: công nghệ AI nhà kho thông minh có thể phân tích dữ liệu để đưa ra các đề xuất quản lý tồn kho hiệu quả, giúp giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu suất.
-
Dự báo nhu cầu: Bằng cách phân tích dữ liệu lịch sử và dự báo, công nghệ này có thể giúp doanh nghiệp dự đoán nhu cầu của khách hàng, chuẩn bị hàng tồn kế và lên hoạch sản xuất cung ứng hàng hóa ra thị trường kịp thời.
-
Tương tác với con người: AI có thể được sử dụng để tương tác với nhân viên trong kho hàng, hỗ trợ họ trong việc thực hiện các công việc hàng ngày một cách hiệu quả.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ cho nhà kho giúp tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ. Việc đầu tư vào các công nghệ hiện đại này không chỉ là xu hướng kho hàng thông minh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Sự kết hợp giữa con người và công nghệ thông minh sẽ tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với biến đổi của thị trường và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
CHI PHÍ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH NHÀ KHO THÔNG MINH ?
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ hoạt động sản xuất và lưu trữ hàng hóa là điều tất yếu. Việc đầu tư một mô hình lưu trữ hàng hóa hiện đại trở thành một xu hướng không thể chối cãi. Thế nhưng, câu hỏi xoay quanh chi phí triển khai, cung cấp giải pháp và lắp đặt luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm
Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí triển khai nhà kho thông minh
Chi phí triển khai nhà kho công nghệ cao có thể dao động rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính có tác động đáng kể đến chi phí:
-
Quy mô và loại hình nhà kho: Diện tích nhà kho, số lượng hàng hóa lưu trữ, chiều cao kho là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí triển khai. Nhà kho có diện tích lớn, lưu trữ nhiều loại hàng hóa sẽ cần nhiều thiết bị, hệ thống thông minh hơn, dẫn đến chi phí cao hơn.
-
Loại hình nhà kho hay mô hình nhà kho thông minh: Các loại nhà kho như kho lạnh, kho chứa hàng nguy hiểm, kho tự động hóa… sẽ có yêu cầu về thiết bị, công nghệ khác nhau, dẫn đến chi phí triển khai khác biệt.
-
Mức độ tự động hóa: Là việc trong nhà kho áp dụng các công nghệ nào, robot vận chuyển( AGV), dây chuyền tự động hóa, công nghệ nhập hoặc lấy hàng hóa,...Giúp tăng năng suất và giảm sự phụ thuộc vào con người trong quá trình quản lý kho.
-
Tính chất và đặc điểm của hàng hóa: Đối với các loại hàng hóa có tính chất đặc biệt như hàng dễ vỡ, hàng nhạy cảm nhiệt độ hay có thể là kích thước - khối lượng - số lượng đặc biệt… sẽ yêu cầu các thiết bị và hệ thống lưu trữ khác nhau. Vì vậy, chi phí triển khai nhà kho thông minh cũng sẽ cao hơn.
-
Vị trí và môi trường xung quanh kho hàng: Vị trí triển khai xây dựng có mức giá khác nhau, ở thành phố có chi phí triển khai cao hơn so với ở các vùng ngoại ô ít dân cư. Hoặc có thể nếu muốn xây dựng nhà kho nằm trong một khu vực có tình trạng mưa gió, bụi bặm… thì việc bảo trì và vận hành thiết bị sẽ tốn kém hơn.
-
Các yêu cầu về tính năng và chức năng theo yêu cầu: Nếu trang bị tính năng như tự động phân loại hàng hóa, theo dõi lượng hàng nhập xuất, quản lý kiểm kê tự động,...Việc triển khai những tính năng này tiêu tốn nhiều chi phí.
Ước tính chi phí triển khai nhà kho thông minh:
Để biết được chi phí triển khai kho hàng thông minh, có thể tham khảo các phương pháp sau:
-
Các bước để ước tính chi phí: Doanh nghiệp cần thống kê lại nhà kho để lựa chọn giải pháp nâng cấp hoặc xây dựng mới lại nhà kho. Tim nhà cung cấp giải pháp kho nhằm tham gia vào quá trình tư vấn và thiết kế cho doanh nghiệp của bạn. Họ sẽ giúp bạn tính toán và đưa ra dự báo chi phí cho việc triển khai nhà kho thông minh.
-
Tự tính toán chi phí: Chi phí cho các giải pháp nhà kho cơ bản, giải pháp kho nâng cao và giải pháp kho toàn diện, giá có thể giao động từ 10 tỷ - 500 tỷ
Chi phí tư vấn giải pháp nhà kho thông minh
Việc doanh nghiệp chọn tư vấn giải pháp triển khai một nhà kho ứng dụng công nghệ tự động hóa trước khi triển khai nâng cấp để có được một kế hoạch triển khai và thiết kế phù hợp với nhu cầu của mình.
-
Chi phí tư vấn tổng thể: Các công ty tư vấn sẽ tính toán chi phí dựa trên quy mô của doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể của khách hàng. Chi phí này sẽ bao gồm việc lập kế hoạch, thiết kế, lựa chọn và đề xuất giải pháp công nghệ cho toàn nhà máy hoàn chỉnh.
-
Chi phí tư vấn theo giờ: Một số công ty tư vấn còn tính theo giờ làm việc. Trong trường hợp bạn chỉ cần tư vấn cho một số vấn đề cụ thể, bạn có thể thuê các chuyên gia để giúp giải quyết.
-
Chi phí tư vấn theo dự án: Đây là hình thức tư vấn thường được áp dụng khi doanh nghiệp có một dự án cụ thể và thuê công ty tư vấn chỉ để giải quyết cho dự án đó. Đây là phương án cung cấp mà Intech Group lựa chọn, chúng tôi làm chủ tất cả quá trình từ tư vấn, thiết kế, cung cấp và lắp đặt cho mỗi khách hàng có nhu cầu nâng cấp nhà kho truyền thống hiện có sang nhà kho thông minh hiện đại hơn.
Việc triển khai một nhà kho thông minh sẽ giúp tối ưu hóa quản lý kho hàng, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính toán và đưa ra kế hoạch chi phí cần được thực hiện cẩn thận, chính xác để tránh đầu tư phát sinh chi phí quá mức nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
CÁC MÔ HÌNH NHÀ KHO THÔNG MINH HIỆN NÀY?
Hiện nay, có nhiều mô hình nhà kho thông minh được phát triển và ứng dụng rộng rãi để cải thiện hiệu quả quản lý kho bãi và tăng cường tự động hóa. Intech Group là đơn vị làm chủ tư vấn giải pháp, thiết kế nhà kho thông minh, lắp đặt,...Xem ngay các loại nhà kho dưới đây:
Hệ thống phân loại, Xe tự hành AGV, Kho thông minh - Chính là một phần của Smart Factory và được ứng dụng rộng lớn trong các công ty chuyển phát nhanh (CEP), các công ty thương mại điện tử.