Triển khai nhà máy thông minh nên bắt đầu từ đâu?

Ngày: 14/10/2021

Mục lục

Triển khai nhà máy thông minh ngoài việc phải thay đổi về các yếu tố công nghệ thì yếu tố con người cũng là điều mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Các yếu tố con người như: đào tạo công nhân và tổ chức các hoạt động xây dựng kỹ năng cá nhân rất quan trọng để vận hành nhà máy thông minh hiệu quả. 

Vậy khi triển khai nhà máy thông minh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu?

trien-khai-nha-may-thong-minh

 

Xác định khái niệm thế nào là nhà máy thông minh?

 

Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ: Nhà máy thông minh là một hệ thống sản xuất hợp tác và tích hợp đầy đủ, đáp ứng thời gian thực để đáp ứng nhu cầu và điều kiện thay đổi trong các nhà máy, mạng lưới cung ứng và nhu cầu của khách hàng.

Hay nói cách khác, nhà máy thông minh là một cơ sở cho sản xuất được số hóa và kết nối cao. Cho phép doanh nghiệp có thể quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.

trien-khai-bat-dau-nha-may-thong-minh
 

Triển khai nhà máy thông minh nên bắt đầu từ đâu

 

Tùy vào điều kiện thực tế mỗi doanh nghiệp sẽ có một hướng tiếp cận lên kế hoạch triển khai nhà máy thông minh khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên tắc triển khai mà mỗi doanh nghiệp cần phải nhớ.

 

Lên kế hoạch chi tiết cho dự án

 

Doanh nghiệp phải trả lời được những câu hỏi sau: Tầm nhìn kinh doanh và các quy trình sản xuất cốt lõi của doanh nghiệp là gì? Cách thức truyền dữ liệu giữa các phòng ban khác nhau hiện tại ra sao? Doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống quản trị (ERP, CRM, v.v.) nào, chúng hoạt động ra sao?…

 

Sau khi trả lời xong những câu hỏi trên thì nhà quản lý phải lên được kế hoạch chi tiết cho dự án trước khi triển khai.

 

Số hóa (chuyển đổi số)

 

Có thể nói: số hóa chính là chìa khóa mở đầu cho việc triển khai nhà máy thông minh.

 

Số hóa dữ liệu không chỉ đơn thuần là xu hướng toàn cầu mà còn là bước đi quan trọng bậc nhất trong mọi bản kế hoạch xây dựng nếu muốn triển khai nhà máy thông minh. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối trong việc quản lý và vận hành. 

 

Những khâu trong quy trình chuyển đổi số mà nhà quản lý cần nắm rõ:

 

Hạ tầng số

 

Doanh nghiệp cần đánh giá được quy mô của và nhu cầu số hóa của doanh nghiệp thực tế để chuẩn bị cơ sở hạ tầng số. 

 

Ví dụ: Doanh nghiệp cần xác định sẽ lựa chọn vào đầu tư dịch vụ đám mây tập trung hoặc server vật lý đặt tại cơ sở của mình. Từ đây, doanh nghiệp sẽ đầu tư máy móc điện tử, hạ tầng dữ liệu là cơ sở dữ liệu, công nghệ; xây dựng quy trình, cách vận hành, nhân lực phục vụ cho hệ thống.

 

Số hoá tư liệu sản xuất

 

Sau khi xây dựng được hạ tầng số cho nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần đo lường và đánh giá được tình trạng của máy móc thiết bị hiện có để tiến hành các hình thức kết nối phù hợp nhờ IoT và mạng nội bộ.

 

Số hoá hệ thống quản lý quản trị

 

Việc số hóa hệ thống thông tin quản trị chính là số hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ. Sau đó, doanh nghiệp cần liên kết các dữ liệu thu được trong quá trình số hóa để tạo thành bức tranh tổng thể hoạt động trong doanh nghiệp. 

so-hoa-he-thong-quan-tri-smart-factory
 

Để thực hiện được mục đích này, doanh nghiệp cần có hệ thống tích hợp thông tin như hệ thống phần mềm ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), và MES (hệ thống điều hành sản xuất)….

Ở đây:

  • MES tập trung hoàn toàn vào khía cạnh sản xuất
  • ERP là một giải pháp tổng thể giúp liên kết các sự kiện của khu vực sản xuất với các sự kiện kinh doanh, bán hàng, mua hàng, bảo trì máy móc thiết bị, và tài chính kế toán. 
 

Việc triển khai nhà máy thông minh của mỗi doanh nghiệp đều sẽ có sự khác nhau, tùy vào tình hình thực tiễn và định hướng của doanh nghiệp. Vậy nên chủ doanh nghiệp cần xác định trước cho mình những nguyên tắc, tiêu chuẩn và định hướng trước khi lập kế hoạch triển khai nhé!

Lựa chọn đơn vị triển khai phù hợp, tư vấn tận tâm và kĩ năng chuyên môn cao sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí triển khai, tận dụng tối đa lợi ích mà sản xuất thông minh đem lại. Liên hệ Intech Group để được tư vấn. Holine: 02466 806 795

Xem thêm: