Cách thức lựa chọn đúng công cụ sản xuất tinh gọn

25-10-2023 3.828

Sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) là một tập hợp các công cụ và phương pháp quản lý sản xuất nhằm loại bỏ những chi phí lãng phí, những bất hợp lý trong quá trình sản xuất để tối ưu chi phí vận hành, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Mục lục

Sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) là một tập hợp các công cụ và phương pháp quản lý sản xuất nhằm loại bỏ những chi phí lãng phí, những bất hợp lý trong quá trình sản xuất để tối ưu chi phí vận hành, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Nguyên tắc cốt yếu của sản xuất tinh gọn là tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng với ít chi phí hơn. Sau đây cùng Intech Group tìm hiểu cách thức lựa chọn đúng công cụ sản xuất tinh gọn.

3 định hướng để lựa chọn công cụ sản xuất tinh gọn

Việc lựa chọn công cụ sản xuất tinh gọn cần tùy thuộc vào điều kiện sản xuất nhằm hướng tới giá trị của khách hàng, đồng thời loại bỏ chi phí lãng phí. Có 3 định hướng để lựa chọn công cụ sản xuất tinh gọn gồm:

  • Doanh nghiệp sản xuất bất kỳ đối mặt với bài toán chúng.

  • Doanh nghiệp sản xuất muốn tăng tính thích nghi và linh hoạt trong vận hành

  • Doanh nghiệp sản xuất muốn nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề.

Công cụ sản xuất tinh gọn được áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất bất kỳ

  • Hoshin Kanri giúp triển khai các quy trình, chính sách hiệu quả: Doanh nghiệp cần có một quy trình chuyển đổi từ chiến lược kinh doanh thành các hành động cụ thể, rõ ràng ở cấp độ nhà máy, bộ phận, phòng ban.

  • Standard Work (Tiêu chuẩn hóa): Sản xuất về cơ bản là chính xác và kỷ luật. Để đạt được sản phẩm đầu ra phù hợp với nhu cầu khách hàng, các đầu vào cần có tính nhất quán cao. Việc tiêu chuẩn hóa giúp quy trình vận hành sản xuất tạo thành một hệ thống khoa học, hiệu quả và đạt được kết quả đầu ra đồng đều, đạt chất lượng tốt nhất.

  • Gemba Walks: Nếu các nhà quản lý càng ở xa nhà máy sản xuất sản phẩm thì càng ít có khả năng đưa ra quyết định về cách giúp tổ chức loại bỏ lãng phí và tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Do đó, các nhà quản lý ở tất cả các cấp nên coi việc ra khỏi văn phòng và vào các nhà máy để nghiên cứu, học hỏi, huấn luyện và tương tác với lực lượng lao động là vô cùng quan trọng.

  • 5S: Nếu môi trường làm việc không được tổ chức khoa học, sạch sẽ thì sẽ dễ dẫn tới sự lãng phí trong tác nghiệp.

  • Visual Management (Quản lý trực quan): Tính minh bạch trong quy trình thúc đẩy trách nhiệm giải trình, đó là một lý do tại sao quản lý trực quan lại góp phần quan trọng đối với văn hóa hiệu suất.


    3 định hướng để chọn công cụ sản xuất tinh gọn

Công cụ Lean giúp cho doanh nghiệp sản xuất muốn tăng tính linh hoạt và thích nghi trong vận hành

  • Single Minute Exchange of Die (SMED) là công cụ làm tăng thêm giá trị trong các môi trường có đặc điểm thay đổi sản phẩm  nhanh chóng, thường xuyên và cũng có thể được áp dụng trong bất kỳ trường hợp nào liên quan đến việc tạm ngừng hoạt động, chẳng hạn như bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hay vệ sinh thiết bị.

  • Heijunka: Lập kế hoạch theo từng cấp độ sẽ tạo ra một luồng sản xuất ổn định, hiệu quả theo thời gian để tránh cả sự gián đoạn do chiến lược “sản xuất theo đơn đặt hàng” thuần túy hoặc tích tụ hàng tồn kho do chiến lược “sản xuất hàng loạt” gây ra.

  • Value Stream Mapping có thể được áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất nhằm tạo ra hiệu quả mạnh mẽ từ việc hợp lý hóa luồng vật liệu, dữ liệu và thông tin cho sản xuất.

Công cụ Lean giúp doanh nghiệp sản xuất nâng cao khả năng giải quyết vấn đề 

  • 5 Why (Phân tích 5 lý do): Phương pháp giải quyết vấn đề này rất phù hợp để giải quyết các vấn đề vận hành theo tình huống, tương đối đơn giản và dễ áp dụng. Thường thì phương pháp 5 Why đóng vai trò khởi điểm khi đối mặt với một vấn đề sản xuất. Nếu các giải pháp tiềm năng không trở nên rõ ràng thông qua 5 Why, thì có thể doanh nghiệp đang cần một phương pháp phức tạp hơn để giải quyết.

  • Ishikawa: Phương pháp này có thể áp dụng cho các vấn đề có thể có nhiều nguyên nhân gốc rễ liên quan.

  • Kaizen: Kaizen có thể được áp dụng để thúc đẩy nhanh tiến độ xử lý các vấn đề sự cố vận hành hoặc thúc đẩy sự thay đổi nhằm nâng cao hiệu suất.


    Hình ảnh thực tế cho mô hình sản xuất tinh gọn

Xu hướng sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) không những tạo ra sản phẩm giá trị đáp ứng mong muốn của khách hàng mà còn tối ưu nguồn lực nội bộ trong doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp nên chọn đúng công cụ sản xuất tinh gọn ngay từ khi xuất phát điểm: Những lãng phí nào cần được tinh gọn. Hơn thế nữa, với sự phát triển của công nghệ số ngày nay sẽ giúp cho các công cụ sản xuất tinh gọn dễ dàng áp dụng sâu rộng vào quy trình sản xuất hàng ngày, dẫn tới lựa chọn công cụ “số” đóng vai trò then chốt của các nhà quản lý sản xuất doanh nghiệp.
 

Xem thêm: