Điện toán đám mây và ngành công nghiệp 4.0

Ngày: 14/10/2021

Mục lục
Công nghiệp 4.0 bao gồm các hệ thống vật lý không gian mạng (Cyber-Physical Systems - CPS), Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), điện toán đám mây (cloud computing) và điện toán nhận thức (cognitive computing), với mục tiêu tạo ra những "nhà máy thông minh".
 
Điện toán đám mây và ngành công nghiệp 4.0
 

Công nghiệp 4.0 và điện toán đám mây


Trí tuệ nhân tạo là sự kết hợp hiệu năng và khả năng thực hiện với kết quả khám phá quy luật của vũ trụ dành cho tối ưu, tự chủ và giải quyết các vấn đề mơ hồ. Điện toán đám mây cung cấp truy cập ứng dụng như tiện ích trên Internet, bao gồm thao tác, cấu hình và truy cập ứng dụng trực tuyến.

Theo mô hình dịch vụ, điện toán đám mây được phân loại thành 3 mô hình dịch vụ cơ bản:
 
  • Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure as a Service – IaaS): cung cấp các tài nguyên cơ sở hạ tầng như máy ảo, lưu trữ ảo, địa chỉ IP, mạng cục bộ ảo.
  • Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a Service – PaaS): cung cấp môi trường thời gian chạy, công cụ lập trình, vv.
  • Phần mềm như một dịch vụ (Software as a Service – SaaS): cung cấp phần mềm như một dịch vụ tới người sử dụng cuối.
  • Phân loại theo kiểu truy cập vào đám mây, có 3 kiểu đám mây chính:
  • Đám mây công cộng (Public Cloud): cho phép truy cập công cộng. Đám mây loại này ít an toàn vì tính mở của nó.
  • Đám mây riêng (Private Cloud): dịch vụ được truy cập bên trong một tổ chức. Đám mây loại này an toàn hơn do tính chất riêng tư.
  • Đám mây lai (Hybrid Cloud): là sự trộn lẫn đám mây công cộng và đám mây riêng. Các hoạt động quan trọng sẽ sử dụng đám mây riêng, trong khi các hoạt động ít quan trọng sẽ sử dụng đám mây công cộng.
 

Những lợi ích của điện toán đám mây


Điện toán đám mây có một số ưu điểm. Về cơ bản, đó là khách hàng nói chung hay bên thứ ba sử dụng cơ sở hạ tầng và tài nguyên trên đám mây, do đó không phải mua sắm phần cứng, không phải cài đặt, bảo trì và không cần có quản trị viên kỹ thuật cao trong cơ quan. Tất cả những vấn đề đó được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào kinh doanh trong lĩnh vực chuyên môn của mình thay vì phải quản lý máy chủ. Với kỹ thuật ảo hóa (Virtualization), tài nguyên phục vụ có thể được co giãn theo nhu cầu của khách hàng, do đó giá thành dịch vụ rẻ. Công tác sao lưu và cân bằng tải được thực hiện thường xuyên để đảm bảo độ tin cậy. An ninh được duy trì ở mức tối đa.

Một số ưu điểm của điện toán đám mây được liệt kê chi tiết dưới đây:
 
  • Phần mềm ứng dụng được truy cập như tiện ích, trên Internet. Các phiên bản phần mềm được cập nhật, lỗi phần mềm được sửa chữa bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây (để đảm bảo chất lượng dịch vụ, họ phải cập nhật, sửa chữa kịp thời). Dịch vụ được trả tiền theo sử dụng (Pay Per Use), được cung cấp theo yêu cầu như một máy đo dịch vụ.
  • Thao tác và cấu hình phần mềm ứng dụng trực tuyến mọi lúc.
  • Không đòi hỏi phải cài đặt một phần mềm cụ thể để truy cập hoặc thao tác ứng dụng trên đám mây.
  • Cung cấp công cụ lập trình, công cụ triển khai và môi trường thời gian chạy trực tuyến. Bạn không phải bắt kịp mã của môi trường phát triển.
  • Tài nguyên đám mây là sẵn có cho truy cập độc lập nền tới mọi loại khách (client).
  • Tự cung cấp (tài nguyên) dịch vụ theo nhu cầu (không đòi hỏi phải tương tác với nhà cung cấp dịch vụ đám mây).
  • Hiệu quả cao về chi phí.
  • Cung cấp cân bằng tải để đảm bảo độ tin cậy (về băng thông).
 

Những thử thách của điện toán đám mây


Điện toán đám mây có những lợi ích như đã nêu trên, là xu thế công nghệ tất yếu, là một bộ phận quan trọng của thế hệ công nghiệp hiện đại. Cho nên chúng ta nên sử dụng điện toán đám mây (và hầu hết mọi người đang sử dụng điện toán đám mây ở dạng email dựa trên web - gmail, google drive và facebook, vv).

Tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức mà yêu cầu đặt ưu tiên về bảo mật và độ tin cậy lên hàng đầu cần chú ý rằng: điện toán đám mây yêu cầu kết nối Internet và Internet là một mạng không đáng tin cậy (untrusted network) ; cân nhắc trong khi xem xét những thử thách của điện toán đám mây như dưới đây:
 
  • An ninh và bảo mật thông tin: vì quản lý dữ liệu và quản lý cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi bên thứ ba nên nó là rủi ro để giao những thông tin nhạy cảm cho nhà cung cấp.
  • Mặc dù người bán dịch vụ điện toán đám mây cố gắng để bảo vệ an toàn hơn cho mật khẩu tài khoản người dùng, bất kỳ dấu hiệu vi phạm an ninh sẽ dẫn đến tổn thất cho khách hàng và doanh nghiệp.
  • Phụ thuộc, thiếu cơ động: rất khó cho khách hàng để chuyển từ một nhà cung cấp dịch vụ đám mây này sang một nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác. Kết quả là khách hàng bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ đám mây cụ thể.
  • Phân tách tài nguyên thất bại: rủi ro này xuất phát từ thất bại trong việc cô lập tài nguyên để tách riêng rẽ lưu trữ, bộ nhớ và định tuyến giữa những người thuê khác nhau.
  • Không xóa được dữ liệu: có thể xảy ra tình trạng dữ liệu cần xóa lại không xóa được hết. Đó là trường hợp có một bản sao dữ liệu nhưng không truy cập được, hoặc đĩa cần hủy nhưng lại vướng dữ liệu của người thuê khác.
  • Giao diện quản lý là kẻ đồng lõa, có sự thỏa hiệp: trong trường hợp đám mây công cộng, giao diện quản lý khách hàng có thể truy cập được qua Internet.
  • Đám mây riêng, một mặt nó mất đi nhiều lợi ích chung của điện toán đám mây; mặt khác cho dù nó là dạng đám mây an toàn nhất, kể cả khi dịch vụ thuê là cơ sở hạ tầng để tăng quyền kiểm soát, người thuê cũng chỉ có thể kiểm soát tài nguyên một cách hạn chế, bao gồm cả tường lửa. Những thứ mà khách hàng có thể làm là cung cấp các lệnh quản trị tới máy ảo trong đám mây.
  • Đám mây không phải là tất cả: đám mây chỉ dùng được khi có kết nối Internet. Ngay cả khi có Internet, có thể nó không có phần mềm mà bạn cần.
  • Tốc độ thực hiện: Những ứng dụng mạnh trên đám mây yêu cầu băng thông cao, dẫn đến chi phí cao.

Xem thêm: