Công nghệ AI là gì? Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0

11-02-2025 5.125

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang dần được con người hiện thực hóa. Trong cuộc cách mạng này không thể thiếu được công nghệ AI - Trí tuệ nhân tạo.

Mục lục
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang dần được con người hiện thực hóa. Trong cuộc cách mạng này không thể thiếu được công nghệ AI - Trí tuệ nhân tạo. Vậy trí tuệ nhân tạo là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức đầy đủ và ngắn gọn nhất về công nghệ AI và vai trò của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống nhé!
tri-tue-nhan-tao-ai

 

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) là gì?

AI là viết tắt của Artificial Intelligence - Trí thông minh nhân tạo hay Trí Tuệ Nhân Tạo. Đây là thuật ngữ để mô tả máy móc. Trí thông minh tự nhiên là trí thông minh của con người thể hiện, còn trí thông minh nhân tạo là do con người tạo ra để bắt chước các chức năng, nhận thức của con người. 

Mục đích của việc phát triển công nghệ AI xuất phát từ mong muốn máy móc sẽ phục vụ con người, thay thế và giúp con người giải quyết công việc, giải trí,....

Nói đến lịch sử phát triển của trí tuệ nhân tạo thì phải nói đến năm 1943, khi mà tế bào thần kinh nhân tạo được McCullouch và Pitts đưa ra lần đầu tiên. Qua rất nhiều dự án nghiên cứu, các cuộc thử nghiệm của các chuyên gia trên thế giới thì hiện nay trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống và phục vụ con người.

Có bao nhiêu loại AI?

Trên thế giới hiện nay đã nhiều sản phẩm của trí tuệ nhân tạo, mỗi sản phẩm đều đều có những ứng dụng khác nhau tùy từng loại thuật toán (code) AI áp dụng vào sản phẩm. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được chia làm 4 loại chính:

Loại 1: Công nghệ AI phản ứng. Loại 1 này có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình và của đối thủ, từ đó đưa ra được giải pháp tối ưu nhất. 

Ví dụ: Ứng dụng chơi cờ vua tự động Deep Blue. Với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ. Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất. 

Loại 2: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo. Loại 2 này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ và áp dụng những gì học được để thực hiện một việc cụ thể. 

Loại 3: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế. Đặc điểm của Loại 3 là khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế thường kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất.

Ví dụ: Xe không người lái. Các cảm biến được trang bị xung quanh xe và ở đầu xe để tính toán khoảng cách với các xe phía trước, công nghệ AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an toàn cho xe.

Loại 4: Tự nhận thức. Loại 4 này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức, hành động và có thể bộc lộ cảm xúc như con người - đó là robot. Hiện tại công nghệ này vẫn chưa thực sự khả thi, có lẽ đây chính là bước phát triển cao nhất của Trí Tuệ Nhân Tạo.

Ưu và nhược điểm của công nghệ AI

Ưu điểm của AI

- Xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác: Với sự phát triển của mạng lưới thần kinh nhân tạo và công nghệ học sâu (Deep Learning), AI có khả năng phân tích và xử lý một lượng lớn dữ liệu với tốc độ vượt trội so với con người, đồng thời đưa ra các dự đoán chính xác hơn.

- Tự động hóa và tối ưu hóa quy trình: AI giúp tự động hóa các tác vụ phức tạp, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu suất làm việc trong nhiều lĩnh vực như y tế, tài chính, sản xuất và thương mại điện tử.

- Biến dữ liệu thành thông tin hữu ích: Lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra mỗi ngày có thể gây khó khăn cho con người trong việc phân tích và ra quyết định. AI sử dụng các thuật toán học máy (Machine Learning) để nhanh chóng biến dữ liệu thô thành thông tin có giá trị, hỗ trợ các tổ chức đưa ra quyết định chính xác hơn.

Ưu và nhược điểm của công nghệ AI

Nhược điểm của AI

- Chi phí cao: Việc phát triển và vận hành AI đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn, đặc biệt là khi xử lý dữ liệu lớn và yêu cầu thuật toán phức tạp. Các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ, phần cứng, phần mềm và nhân sự chuyên môn cao.

- Hạn chế trong khả năng giải thích quyết định: Một trong những thách thức lớn của AI là sự thiếu minh bạch trong cách nó đưa ra quyết định. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành yêu cầu tuân thủ quy định nghiêm ngặt như tài chính hoặc y tế.

Ví dụ thực tế: Trong lĩnh vực tài chính, nếu AI từ chối cấp tín dụng cho một khách hàng, rất khó để giải thích rõ ràng lý do từ chối, do các quyết định của AI thường dựa trên các mô hình phức tạp mà con người khó có thể hiểu và kiểm soát.

Tích hợp AI vào các công nghệ hiện đại

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ hoạt động độc lập mà còn được tích hợp vào nhiều công nghệ hiện đại, mang lại hiệu suất vượt trội và tối ưu hóa quy trình trong nhiều lĩnh vực.

1. Tự động hóa (Automation)

AI giúp các hệ thống vận hành tự động, giảm sự can thiệp của con người và tăng năng suất.

Ví dụ: Trong ngành công nghiệp và cơ khí, AI được lập trình để điều khiển robot thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại với độ chính xác cao, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu suất sản xuất.

2. Máy học (Machine Learning - ML)

Máy học là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các thuật toán giúp hệ thống có khả năng tự học từ dữ liệu và cải thiện hiệu suất theo thời gian.

Ví dụ: Hệ thống lọc thư rác trong email sử dụng thuật toán máy học để phân loại thư rác (spam) và thư hợp lệ, giúp người dùng quản lý hộp thư hiệu quả hơn.

Tích hợp AI vào các công nghệ hiện đại

3. Thị giác máy tính (Computer Vision)

Công nghệ này cho phép máy tính nắm bắt, phân tích và hiểu hình ảnh hoặc video thông qua các thuật toán xử lý hình ảnh tiên tiến.

Ứng dụng:

- Nhận diện chữ ký trong ngân hàng giúp phát hiện gian lận.

- Phân tích hình ảnh y tế, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh qua hình ảnh chụp CT hoặc MRI.

- Nhìn xuyên tường trong các ứng dụng quân sự và an ninh.

4. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NLP)

NLP giúp máy tính hiểu, phân tích và phản hồi ngôn ngữ con người một cách tự nhiên nhất.

Ví dụ:

- Phát hiện thư rác (spam) dựa trên nội dung email và dòng tiêu đề.

- Dịch thuật tự động, giúp chuyển đổi văn bản giữa nhiều ngôn ngữ khác nhau.

- Phân tích cảm xúc, hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá phản hồi của khách hàng qua bình luận và đánh giá.

5. Robotics (Ngành robot học)

Robot AI được lập trình để thực hiện những nhiệm vụ phức tạp, thay thế con người trong các môi trường nguy hiểm hoặc yêu cầu độ chính xác cao.

Ứng dụng:

- Dây chuyền lắp ráp ô tô, giúp tăng tốc độ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Nghiên cứu không gian, NASA sử dụng robot AI để vận chuyển vật thể lớn trong không gian.

6. Xe tự lái (Autonomous Vehicles)

AI kết hợp thị giác máy tính, nhận diện hình ảnh và học sâu (Deep Learning) để giúp xe tự hành hoạt động an toàn trên đường.

Tính năng nổi bật:

- Phát hiện và tránh chướng ngại vật, như người đi bộ hoặc phương tiện khác.

- Duy trì làn đường và điều chỉnh tốc độ theo điều kiện giao thông thực tế.

Việc tích hợp AI vào các công nghệ tiên tiến đang mở ra nhiều cơ hội phát triển đột phá, giúp tự động hóa quy trình, tối ưu hóa sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong tương lai, AI hứa hẹn sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi, góp phần thay đổi cách con người làm việc và sinh hoạt.

Trí tuệ nhân tạo ứng dụng sản xuất tại Việt Nam thế nào?

Phải khẳng định rằng, ở thời điểm hiện tại ngành sản xuất công nghiệp ở Việt nam đang dần chuyển mình. Với hàng loạt các doanh nghiệp ứng dụng giải pháp nhà máy thông minh vào sản xuất.
Tuy chưa thực sự bùng nổ nhưng giải pháp nhà máy thông minh cũng đang được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp vẫn đang dần thích ứng dần với quy trình sản xuất mới. Bởi vì, sẽ còn một chặng đường dài trước khi con người khai thác hết được các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong thực tế nói chung và trong ngành công nghiệp 4.0 nói riêng.

Xem thêm:
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích trong sản xuất, công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện tại cũng đang thể hiện được vai trò của mình khi ứng dụng vào một số lĩnh vực khác như:
  • Trong ngành vận tải
  • Trong y tế
  • Trong giáo dục
  • Trong truyền thông
  • Trong ngành dịch vụ
  • Trong tin học

F.I.Q

Trí tuệ nhân tạo ứng dụng thế nào trên môi trường internet?

Trả lời: Hiện tại google đang ứng dụng công nghệ siêu trí tuệ nhân tạo để giúp người dùng tìm kiếm thông tin phù hợp hơn khi sử dụng cỗ máy tìm kiếm google

Trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng trên Smartphone chưa?

Trả lời: Đã được áp dụng. Hiện nay nhiều Smartphone hệ điều hành android hay ios đã áp dụng công nghệ AI như: nhận diện khuôn mặt, nhận diện giọng nói,...

Hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) đang được quan tâm rất nhiều không chỉ ở Việt Nam mà còn cả toàn thế giới. Trong vòng 10 năm tới ngành công nghệ này chắc chắn sẽ phát triển lên một đỉnh cao. Chúng ta hãy cùng chờ đợi những điều tuyệt vời mà AI mang lại trong tương lai nhé!

Xem thêm: