Mạng 5G là gì? Ứng dụng của mạng 5G tại Việt Nam

19-02-2025 10.703

Khái niệm mạng 5G đã được nhắc tới rất nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, mạng 5G vẫn chưa thể hoàn toàn thay thế được 4G do nhiều yếu tố. Trong ngành công nghiệp 4.0, giải pháp nhà máy thông minh sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu ứng dụng được công nghệ 5G.

Mục lục

Khái niệm mạng 5G đã được nhắc tới rất nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, mạng 5G vẫn chưa thể hoàn toàn thay thế được 4G do nhiều yếu tố. Năm 2020, mạng 5G trở nên thịnh hành hơn và hứa hẹn sẽ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong ngành công nghiệp 4.0, giải pháp nhà máy thông minh sẽ được hưởng lợi rất nhiều nếu ứng dụng được công nghệ 5G. Vậy mạng 5G là gì? Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu tổng quan về công nghệ mạng 5G và ứng dụng của nó nhé!

mạng 5g

Mạng 5G là gì?

Mạng 5G hay còn gọi là mạng di động không dây thế hệ thứ 5. Đây là mạng di động được kỳ vọng là có tốc độ gấp 100 lần so với mạng 4G hiện nay. 

Mạng 5G được kỳ vọng là chìa khóa mở ra cánh cửa để đến với thế giới kết nối di động. Rất nhiều lĩnh vực sẽ phát triển mạnh hơn nhờ mạng 5G trong đó có lĩnh vực sản xuất thông minh của ngành công nghiệp 4.0.

Mạng không dây 5G hoạt động như thế nào?

Mạng không dây bao gồm các “cell” được chia thành các vùng gửi dữ liệu qua sóng radio. 

Công nghệ 4G (LTE) sẽ cung cấp nền tảng cho 5G đó là trụ tháp di động lớn, công suất cao để phát tín hiệu.

Mạng 5G sẽ được truyền qua một số lượng lớn các trạm di động nhỏ đặt ở những nơi như cột đèn hoặc mái nhà.

Mạng 5G sử dụng nhiều ô nhỏ để phổ sóng milimet. Dựa vào dải phổ giữa 30GHz và 300GHz để tạo ra tốc độ cao.

6 ứng dụng tuyệt vời của mạng 5G

Dưới đây là 6 ứng dụng tuyệt vời mà mạng 5G mang lại cho chúng ta:

Game và thực tế ảo

Với mạng 5G những rào cản về tốc độ truyền sẽ không còn nữa. Các nền tảng game trên thiết bị di động sẽ phát triển vượt bậc.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng thực sự không phải là game mà là thực tế ảo.  bạn có thể trải nghiệm các nội dung thực tế ảo trực tuyến, có thể là những đoạn video, những bộ phim hay những tựa game thực tế ảo online. Một cánh cửa mới sẽ được mở ra với 5G và thực tế ảo.

Xe tự lái

Xe tự lái là một công nghệ chưa thực sự phát triển. Xe tự lái không chỉ dựa vào các camera và cảm biến, mà những chiếc xe này cần phải có khả năng giao tiếp với nhau và giao tiếp với hệ thống cơ sở hạ tầng để đưa ra cách xử lý tình huống.

Chăm sóc y tế từ xa

Nhờ mạng 5G các bác sĩ có thể phẫu thuật bằng những cánh tay Robot. Khi độ trễ không còn là rào cản thì thao tác phẫu thuật của bác sĩ sẽ chuẩn xác hơn khi ở cách đó hàng ngàn cây số.

Ngoài ra, với mạng 5G các bác sĩ có thể khám bệnh từ xa và theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhân theo thời gian thực.

Hội nghị trực tuyến

Trước đây việc họp trực tuyến bị rất nhiều hạn chế do tốc độ đường truyền internet. Tuy nhiên, với mạng 5G thì vấn đề về đường truyền đã được giải quyết. Bạn có thể họp trực tuyến mà giống như đang có mặt trực tiếp. Kết hợp với công nghệ thực tế ảo, việc kết nối mọi người trên thế giới trở lên đơn giản hơn. Khoảng cách địa lý không còn là vấn đề với mạng 5G.

Duyệt web với tốc độ ánh sáng

Hiện tại vấn đề duyệt web đang gặp nhiều khó khăn, độ trễ lớn, đặc biệt khi bị đứt cáp quang. Tuy nhiên, với mạng 5G độ trễ gần như bằng 0s. Trang web bạn truy cập sẽ được load ngay lập tức mà không phải mất thời gian chờ đợi.

Thúc đẩy sản suất trong ngành công nghiệp 4.0 

Trong các nhà máy thông minh, các Robot đang đảm nhiệm rất nhiều công việc thay con người. Tuy nhiên, các robot công nghiệp này có thể đảm nhận vai trò lớn hơn, hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp hơn khi sử dụng mạng 5G. Cụ thể, các Robot có thể dễ dàng thích ứng với các thay đổi mà không làm thay đổi năng suất bằng cách nhanh chóng trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác cũng như tương tác nhận lệnh trực tiếp từ người chỉ huy. 

Với tốc độ truyền dữ liệu ưu việt, mạng 5G sẽ cho phép hệ thống IoT theo dõi liên tục tình trạng và hiệu suất của thiết bị. Trong mô hình nhà máy thông minh (Smart Factory), việc theo dõi và phản hồi nhanh chóng giúp nhà máy hạn chế được các sản phẩm lỗi và tăng năng suất.

F.A.Q

Cấu trúc mạng 5G như thế nào?


Trả lời: Bạn có thể tham khảo kiến trúc hay cấu trúc của công nghệ mạng 5G trong mô hình dưới đây:

kien-truc-mang-5g

 

Việt Nam bao giờ có mạng 5G?

Trả lời: Hiện tại các nhà mạng tại Việt Nam như: Viettel, Vinaphone, MobiFone đang chạy đua thương mại hóa mạng 5G. Kỳ vọng sẽ giúp các ngành sản xuất nhà thông minh (Smart Home), nhà máy thông minh (Smart Factory),... bùng nổ. Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ bắt đầu triển khai mạng 5G từ tháng 9. Hiện tại, hai quốc gia sở hữu hai thương hiệu điện thoại lớn Samsung (Hàn Quốc), Iphone (Mỹ - Hoa Kỳ) cũng đang gấp rút ứng dụng công nghệ 5G vào dòng Smartphone mới nhất của mình.

Mạng 5G đã có ở đâu?

Trả lời: Theo trang Lifewire, những nước đã triển khai 5G trong năm 2018, hoặc thí điểm hoặc một phần gồm: New Zealand (thí điểm tháng 3-2018); Úc (8-2018); Estonia (12-2018); Bồ Đào Nha (12-2018); Ba Lan (12-2018); Ireland (11-2018); Nga (2018); Phần Lan (6-2018); Tây Ban Nha (6-2018); Đức (2018); Singapore (11-2018)

Những bất cập của mạng 5G

Một trong những vấn đề lớn nhất của mạng 5G là tần số sóng siêu âm cao mà nó sử dụng. Những sóng này không thể xuyên qua các vật cản như tường và mái nhà, điều này khiến mạng 5G gặp khó khăn trong việc duy trì tín hiệu ổn định trong các khu vực kín. Ngược lại, bước sóng của mạng 4G có khả năng xuyên qua các vật cản tốt hơn, giúp kết nối mượt mà hơn trong nhiều điều kiện. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp có thể là sự phát triển và mở rộng các ăng-ten thu sóng 5G, giúp cải thiện độ phủ sóng và tín hiệu trong các khu vực khó tiếp cận.

Các thiết bị kết nối với mạng 5G tiêu thụ pin nhanh hơn so với khi sử dụng mạng 4G, do tốc độ truyền tải dữ liệu cao và tần suất kết nối liên tục. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được cải thiện dần dần nhờ vào các công nghệ chip di động tiên tiến, giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu việc tiêu tốn năng lượng.

Thêm vào đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng 5G đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Các thiết bị cũ không hỗ trợ mạng 5G sẽ cần được thay thế, tạo ra một rào cản lớn đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong việc nâng cấp mạng lưới.

Xu hướng dùng mạng 5G trong tương lai

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc phủ sóng mạng 5G đã trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai gần. Mạng 5G sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao từ người dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống và mang đến sự hiện đại hóa trong mọi lĩnh vực.

Mạng 5G sẽ thay đổi cách chúng ta sử dụng các thiết bị số, với khả năng truyền phát video 8K mượt mà, tải xuống dữ liệu lớn chỉ trong vài giây và độ trễ cực thấp. Điều này không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, mà còn hỗ trợ các ngành công nghiệp đòi hỏi tốc độ và độ chính xác cao.

Một trong những ứng dụng nổi bật của mạng 5G là trong việc phát triển xe tự lái. Để các phương tiện này hoạt động hiệu quả, chúng cần khả năng gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng từ các xe khác, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng. Mạng 5G với tốc độ truyền tải nhanh, độ trễ thấp và băng thông lớn sẽ là yếu tố then chốt giúp các xe tự lái trở nên phổ biến và an toàn hơn.

Ngoài ra, 5G cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Internet of Things (IoT). Mạng 5G sẽ cung cấp khả năng kết nối ổn định và mạnh mẽ giữa hàng triệu thiết bị thông minh, từ các hệ thống điều hòa không khí đến đèn chiếu sáng trong nhà, tạo ra một hệ sinh thái IoT thông minh, tiện lợi và hiệu quả hơn.

Với những tiềm năng này, mạng 5G hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế số và tạo ra một thế giới kết nối không giới hạn.


Xem thêm: