Hệ Thống MES Là Gì ? Ứng dụng của phần mềm MES
06-09-2024 315
MES - Phần mềm MES hệ thống điều hành và quản lý sản xuất trong các nhà máy, hướng tới ứng dụng công nghệ vào xây dựng nhà máy thông minh.
Hệ thống MES là gì?
Hệ thống điều hành sản xuất MES (Manufacturing Execution System) là hệ thống thông tin giám sát, kiểm soát và kết nối các quy trình sản xuất cũng như luồng dữ liệu phức tạp trong nhà máy, xuyên suốt từ nguyên liệu thô đến thành phẩm cuối cùng. Mục tiêu cốt lõi của MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động sản xuất và cải thiện năng suất lao động.
Hệ thống MES giúp thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất, quản lý nguyên liệu, hiệu suất, truy xuất nguồn gốc và các hoạt động đang tiến hành trong nhà máy. Những dữ liệu này cho phép những người ra quyết định có cái nhìn tổng quan về tình trạng sản xuất hiện tại và có phương án tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Các chức năng cốt lõi của của hệ thống MES
Thiết lập lịch trình sản xuất chi tiết
Phần mềm MES giúp thiết lập lịch trình sản xuất chi tiết dựa trên bản kế hoạch được nhận từ phần mềm ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp). Thông qua đó, doanh nghiệp có thể sắp xếp thứ tự hoạt động theo nguồn lực tài nguyên, tối ưu hóa năng lực sản xuất theo điều kiện thực tế.
Quản trị hoạt động sản xuất theo thời gian thực
Một trong những ưu điểm nổi bật của hệ thống MES đó là thu thập thông tin, dữ liệu theo thời gian thực. MES kết nối với các thiết bị IoT/ SCADA để thu thập các dữ liệu về thời gian hoạt động của máy, máy dừng, sản lượng sản xuất… từ đó chủ động tính toán và thực hiện các điều chỉnh trong phân phối sản xuất.
Quản lý chất lượng
Chức năng này của phần mềm MES cho phép người sử dụng khai báo tiêu chuẩn chất lượng của từng nguyên vật liệu hoặc thành phẩm. Xây dựng quy trình lấy mẫu, ghi nhận kết quả kiểm nghiệm và thực hiện hành động tương ứng với kết quả này. Thông tin về chất lượng sản phẩm sẽ được lưu trữ và xử lý trên một cơ sở dữ liệu duy nhất giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các báo cáo về chất lượng, truy vết thông tin cần thiết 1 cách nhanh chóng, kịp thời.
Quản lý truy xuất nguồn gốc
Phần mềm MES có thể tự động tạo QRCode/Barcode/RFID cho từng sản phẩm để dán trên các lô sản xuất. Các mã này sẽ cung cấp đầy đủ dữ liệu về nguồn gốc sản phẩm:nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối,… giúp người dùng nắm được toàn bộ thông tin của chuỗi cung ứng.
Thiết lập kế hoạch bảo trì
Phần mềm MES sẽ hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì định kỳ, từ đó giảm thời gian gián đoạn sản xuất.
Phân tích hiệu suất máy móc tổng thể (OEE – Overall Equipment Effectivenes)
Hệ thống MES thu thập dữ liệu để đo lường hiệu suất máy móc tổng thể dựa vào 3 yếu tố: Availability – Mức sẵn sàng, Quality – Chất lượng, Performance – Hiệu suất.
Các lợi ích chính của hệ thống MES là gì?
Việc ứng dụng hệ thống MES sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực có thể đo đếm được bằng con số:
-
Giảm 75% thời gian nhập dữ liệu sản phẩm.
-
Giảm 61% công việc giấy tờ giữa các ca làm việc.
-
Giảm 56% thủ tục giấy tờ và thất thoát kế hoạch chi tiêu.
-
Giảm 24% công việc đang trong quá trình thực hiện.
-
Giảm 18% tỷ lệ sai sót sản phẩm.
-
Rút ngăn 45% chu kỳ sản xuất.
-
Giảm 24% tồn kho
Bên cạnh những con số biết nói, hệ thống MES cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trong cả ngắn hạn và dài hạn như giảm thời gian đặt hàng, chi phí lao động, giảm giấy tờ,...chưa đo lường được cụ thể.
Khi nào doanh nghiệp cần ứng dụng hệ thống MES?
Trong thị trường cạnh tranh toàn cầu cạnh tranh như hiện nay, việc sản xuất ngày càng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Nếu bạn đang hướng tới một quy trình sản xuất thông minh hơn, cạnh tranh hơn, trong đó các quy trình được kiểm soát chính xác, theo thời gian thực thì việc ứng dụng MES là một lựa chọn tuyệt vời.
Nếu gặp phải các vấn đề sau, doanh nghiệp hãy cân nhắc ứng dụng hệ thống MES:
-
Nhận thông tin, dữ liệu về hoạt động sản xuất quá muộn để đưa ra được phân tích hữu ích, kịp thời.
-
Gặp khó trong vấn đề truy xuất nguồn gốc của hàng hóa, sản phẩm.
-
Khó kiểm soát các hoạt động trong quy trình sản xuất.
-
Quá nhiều rủi ro và lỗi do quy trình làm việc thủ công hoặc trên giấy.
-
Thiếu một phần mềm thống nhất để kiểm soát các luồng thông tin từ các bộ phận trong nhà máy.
Vị trí của hệ thống MES trong xây dựng nhà máy thông minh
Kỷ nguyên công nghiệp 4.0 đã đưa tự động hóa quy trình sản xuất lên một tầm cao mới, nơi mà mỗi nhà máy sẽ ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến với khả năng tùy chỉnh linh hoạt. Máy móc sẽ trở thành một thực thể độc lập nhưng vẫn có sự kết nối với các thiết bị khác nhằm thu thập dữ liệu, phân tích và phản hồi một cách tự động. Trong kiến trúc mô hình nhà máy thông minh, hệ thống MES nằm ở tầng thứ 3, chúng là yếu tố kết nối giữa hệ thống quản lý doanh nghiệp và điều hành sản xuất (ví dụ: ERP, PLM).
Hệ thống MES có nhiệm vụ kết nối hoạt động sản xuất tại nhà máy với bộ phận quản lý thông qua việc lấy dữ liệu trực tiếp từ máy móc, thiết bị. Tầng này được triển khai đến đội ngũ công nhân vận hành, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng. Mỗi doanh nghiệp có thể cập nhật hoạt động sản xuất tức thì thay vì phải chờ đến khi kết thúc công đoạn đó theo phương thức sản xuất truyền thống. MES thúc đẩy quá trình thu thập dữ liệu, kiểm tra sản phẩm, tối ưu hóa nguồn lực và quản lý chất lượng một cách trực tiếp và theo thời gian thực.
Kết luận
Sự ra đời của phần mềm MES có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong ngành sản xuất nói chung và quy trình quản lý nói riêng. Nhờ vào MES, doanh nghiệp có thể sở hữu cho mình một hệ thống công nghệ có tính liên kết, linh hoạt cao giúp xử lý mọi dữ liệu phức tạp một cách nhanh chóng, dễ dàng. Đây chính là điều mà bất kì một nhà máy thông minh nào cũng không thể thiếu.
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích mà Intech Group cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống MES. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý sản xuất hiệu quả, vượt trội. Hãy liên hệ ngay qua Hotline: 0983 113 387- 0966 966 032 để được đồng hành và tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.
Tham khảo thêm:
MES tùy chỉnh và đóng gói: Nên chọn loại nào?