Tìm hiểu chi tiết các thành phần chính của nhà máy thông minh hiện nay

Ngày: 21/12/2022

Mục lục

Nhà máy thông minh đang là xu hướng của kỷ nguyên công nghệ 4.0, đây cũng là mô hình nhà máy mà hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đang hướng đến cùng sự đầu tư bài bản, mạnh mẽ. Vậy nhà máy thông minh là gì? Các thành phần của nhà máy thông minh ra sao? Hôm nay cùng Intech Group tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé
 

Nhà máy thông minh là gì?

 

Nhà máy thông minh là một quá trình số hóa hoạt động sản xuất trong nhà máy. Quá trình này thực hiện dựa trên việc chia sẻ, thu thập dữ liệu thông qua máy móc, thiết bị và hệ thống sản xuất được kết nối bởi công nghệ Internet vạn vật trong công nghiệp (IIOT)
 

Những dữ liệu sau khi thu thập sẽ được doanh nghiệp sử dụng để nhận diện, phân tích nguyên nhân,  đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề, cải thiện quy trình sản xuất và đáp ứng các xu hướng mới trong tương lai. Nhà máy thông minh ứng dụng các công nghệ hiện đại khác nhau như: trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây Cloud, IIoT,…, để biến các hoạt động sản xuất thông thường trở nên nhanh nhẹn và toàn diện hơn.
 

Nhà máy thông minh giúp cho doanh nghiệp giám sát toàn bộ quy trình sản xuất bằng cách kết nối “thế giới vật lý” và “thế giới kỹ thuật số” với nhau. Với những tính năng thông minh, Nhà máy thông minh giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tạo nên chuỗi cung ứng tự động, loại bỏ các lãng phí, nâng cao năng suất cho nhà máy.
 

Nhà máy thông minh và các thành phần

 

Tự động hóa

 

Tự động hóa là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, là nền tảng sản xuất năng suất cao với các máy móc tự động, robot, máy tính điều khiển,...Với cách mạng lần thứ 4, tự động hóa không chỉ là nền tảng mà còn kết hợp với các công nghệ tiên tiến khác như nền tảng vạn vật kết nối (IoT), trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn (big data), để tạo thành 1 hệ thống sản xuất được kiểm soát toàn diện, thích ứng nhanh nhẹn, linh hoạt
 

 Kết quả của hệ thống sản xuất nhà máy thông minh:
 

  • Các robot trong nhà máy sản xuất thông minh được kết nối theo dây chuyền, hoạt động nhịp nhàng nhờ kết nối và giao tiếp qua IIoT.

  • Dây chuyền tự động kiểm tra chất lượng sản phẩm nhờ Vision giúp cho phát hiện chính xác lỗi sai và nâng cao chất lượng sản phẩm.

  • Hệ thống quản lý robot thu thập các dữ liệu hoạt động sản xuất, năng suất của robot để xây dựng bigdata.

  • Công nghệ AI dựa vào bigdata để đưa ra các nhận định về khả năng hỏng hóc, chu kỳ bảo dưỡng robot.


Công nghệ IoT

 

Việc ứng dụng công nghệ internet vạn vật kết nối (IoT) đối với các máy móc và robot tự động, giúp các thiết bị kết nối với nhau thành một thể thống nhất, các dữ liệu được thu thập từ máy móc giúp chẩn đoán lỗi, thống kê, so sánh và phân tích xu hướng hoạt động. Dựa vào đó để nhà máy đưa ra các giải pháp cải tiến hiệu quả trong tương lai
 

Các thiết bị IoT điển hình như sau:

  • Máy tính/laptop

  •  PLC, Mạch điều khiển tự động

  •  Hệ thống camera an ninh

  • Máy tính bảng, smart phone


Dữ liệu lớn

 

Trong lĩnh vực công nghiệp, dữ liệu lớn là số liệu sản xuất, kết quả đo lường thông số kỹ thuật về số lượng sản phẩm, hàng hóa, trạng thái máy móc, thiết bị, yếu tố nhân lực, giá trị đo đạc môi trường...

Để xây dựng nền tảng dữ liệu lớn cần có phương thức thu thập số liệu liên tục, chính xác. Ví dụ như các phần mềm, hệ thống quản lý, các thiết bị IoT thu thập kết quả đo từ nhà xưởng, máy móc như âm thanh, chuyển động, áp suất, điện áp, dữ liệu nhập thủ công hàng ngày của nhân viên.
 


Hệ thống quản lý thông minh (kết hợp AI)

 

Nhà máy thông minh có các trang thiết bị hiện đại, kết nối đồng bộ để nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất. Trong đó, có một thành phần quan trọng là hệ thống quản lý thông minh. Nền tảng hệ thống quản lý thông minh bao gồm 3 hệ thống cơ bản:
 

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning): là hệ thống giúp hoạch định các nguồn lực doanh nghiệp được máy tính hỗ trợ bằng phần mềm và thực hiện các quy trình một cách hoàn toàn tự động, giúp cho doanh nghiệp quản lý các công đoạn chủ chốt quản lý tài chính, quản lý việc mua hàng, vật liệu tồn kho, hoạch định và quản lý kinh doanh, sản xuất, nhân sự, marketing …. Mục tiêu tổng quát của hệ thống quản lý này là đảm bảo tổng thể nguồn lực phù hợp của doanh nghiệp với kế hoạch đề ra về số lượng hàng hóa, sản phẩm cần thiết, sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch nhằm nâng cao năng suất hoạt động cũng quản lý toàn diện hơn
 

Hệ thống điều hành sản xuất (Manufacturing Execution System): là hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các chỉ số trong hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp trong nhà máy. Mục tiêu chính của MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải tiến năng suất lao động trong nhà máy.
 

Hệ thống điều hành sản xuất giúp thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất, hiệu suất, truy xuất nguồn gốc, quản lý nguyên vật liệu và công việc đã, đang và chuẩn bị phải tiến hành và các hoạt động khác của nhà máy. Những dữ liệu này cho phép đội ngũ quản lý hiểu tình trạng sản xuất hiện tại và có những biện pháp tối ưu hóa quy trình sản xuất tốt hơn, kịp thời hơn.
 

Hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm (Product Life Management)

 

Hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm bao gồm việc quản lý dữ liệu và quy trình trong các công đoạn thiết kế, sản xuất, kỹ thuật, bán hàng và dịch vụ của một sản phẩm.Quá trình này được thực hiện thường xuyên, liên tục trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm đó trong chuỗi cung ứng.
 

Trên đây là khái niệm và những thành phần của nhà máy thông minh hiện nay. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline Intech Group: 0983 113 387 - 0966 966 032 để được tư vấn, hỗ trợ 24/7

Xem thêm: