Nhà máy thông minh - Khái niệm, tính năng và quy trình xây dựng

Ngày: 21/12/2022

Mục lục

Nhà máy thông minh đang trở thành xu hướng tất yếu của kỷ nguyên 4.0. Mô hình này đang được nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư triển khai nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh khác biệt. Cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, tính năng và quy trình xây dựng nhà máy thông minh trong bài viết dưới đây
 

Định nghĩa về nhà máy thông minh

 

Có nhiều định nghĩa về nhà máy thông minh khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa cơ bản:
 

  • Nhà máy thông minh mô tả môi trường mà ở đó máy móc thiết bị giúp cải thiện quy trình sản xuất thông qua việc tự động hóa và tối ưu hóa

  • Nhà máy thông minh là mô hình sản xuất được số hóa và kết nối cao. Mô hình này được coi là nhà máy của tương lai và hiện vẫn ở giai đoạn sơ khai, đây là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  • Nhà máy thông minh là môi trường sản xuất trong tương lai mà ở đó cơ sở vật chất và hệ thống hậu cần hoạt động tự động không cần có sự can thiệp của con người

  • Nhà máy thông minh là bước tiến vượt trội khi hệ thống sản xuất truyền thống được chuyển sang tự động hóa được kết nối và xử lý dữ liệu giúp hệ thống hỏa động linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm hơn. Quá trình sản xuất sẽ được theo dõi, kiểm soát dễ dàng

 

Chúng ta có thể định nghĩa một cách đơn giản: Nhà máy thông minh là mô hình sản xuất mà ở đó con người giảm thiểu tối đa sự can thiệp và các khâu sản xuất, thay vào đó là sự ứng dụng của máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại như AI, IoT, Big Data,...để máy móc tự động sản xuất, truyền thông tin và quản lý từ xa.
 


Các công nghệ được sử dụng trong nhà máy thông minh

 
  • Iot: Kết nối máy móc, thiết bị trong toàn hệ thống, IoT giúp kiểm soát dữ liệu và trao đổi thông tin 

  • Cloud: Giúp kết nối thông tin và luồng dữ liệu được tạo ra từ các công nghệ khác nhau như cảm biến, robot, MES, ERP,...

  • Big Data: Các thông tin được thu thập, phân tích và so sánh theo thời gian thực để tối ưu hóa hoạt động sản xuất. Big Data là nguồn dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa ra được cái nhìn tổng quan và những dự định trong tương lai

  • An ninh mạng: Công nghệ Cyber Security giúp bảo mật thông tin và quyền riêng tư một cách tốt nhất, tránh tình trạng rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài.

  • Robot: Thành phần hỗ trợ nhân công thực hiện các công việc lặp đi lặp lại và đòi hỏi tính chính xác cũng như hiệu suất vượt trội

  • VR và AR: Công nghệ này giúp kiểm tra sản phẩm và hoạt động sản xuất cũng như bảo trì, sửa chữa thiết bị. 


Tính năng của nhà máy thông minh

 

Nhà máy thông minh có tính kết nối

 

Nhà máy thông minh yêu cầu các máy móc thiết bị cũng như dữ liệu phải được kết nối kịp thời để đưa ra các quyết định. Toàn bộ các thành phần của nhà máy thông minh sẽ được tích hợp cảm biến thông minh để truy xuất liên tục các dữ liệu, phản ánh kịp thời thực trạng đang diễn ra. Từ đó có thể quản lý, giám sát một cách tối đa hoạt động vận hành của nhà máy
 

Nhà máy thông minh được tối ưu hóa

 

Nói nhà máy thông minh được tối ưu bởi chúng gần như đạt được sự tin tưởng tuyệt đối. Với mô hình này, quy trình làm việc trở nên tự động, đồng bộ và cải thiện được năng suất cũng như năng lượng tiêu thụ tối ưu. Đồng thời giảm chi phí, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện sản xuất, tránh sai sót cũng như lãng phí trong quá trình sản xuất.
 

Dữ liệu minh bạch

 

Thông tin được truy cập theo thời gian thực bất cứ lúc nào bởi người dùng, hỗ trợ họ đưa ra quyết định. Thông tin minh bạch giúp tạo ra một bức tranh tổng thể từ cơ sở dữ liệu để có kế hoạch một cách chính xác hơn. Các công cụ này cũng được phân quyền như chế độ xem hay theo dõi, cảnh báo,...Tính linh hoạt 

Nhà máy thông minh vận hành và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Với mô hình này chúng có thể tự thay đổi thiết bị và vật liệu theo thời gian thực, ngoài ra có thể tăng thời gian hoạt động tùy theo kế hoạch sản xuất thực tế.
 


Các bước cơ bản để biến nhà máy truyền thống thành nhà máy thông minh

 
  • Bước 1: Hoạch định chuyển đổi số là mục tiêu quan trọng và hàng đầu của sự phát triển doanh nghiệp ổn định và bền vững

  • Bước 2: Xây dựng chiến lược cụ thể: tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng doanh thu, tối ưu chi phí vận hành,....

  • Bước 3: Chỉ định nhân sự triển khai dự án: phải là những chuyên gia có kiến thức và kỹ năng tốt, kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự

  • Bước 4: Tiến hành đào tạo nhân viên để thích ứng với mô hình nhà máy thông minh

 
Trên đây là những thông tin chi tiết về khái niệm, tính năng và quy tình xây dựng nhà máy thông minh. Hy vọng mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0983 113 387/ 0966 966 032 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí 24/7.

Xem thêm: